các mảnh đất ấy. Tuy nhiên sự từ bỏ ruộng đất đó làm mất căn bản vật chất
đã tạo ra quyền lực cho nhà Lí. Và rối loạn nội cung thời Nhân Tông cũng
báo hiệu những biến động lớn về sau làm nổi bật vai trò của các dòng nữ
trong triều, với quyền lực truyền thống trở lại trong tình hình mới. Nhân
Tông mất đi, cái đà hưng khởi còn nuôi sống triều đại một thời gian nữa
như đã nói, nhưng dấu hiệu khủng hoảng đã thấy ló dạng như bước về
chiều của hệ thống vương triều phương Đông mà Lí đang bắt chước.
Trên đà cuối đường của một tiểu vương triều phương
Đông
Một khuôn mẫu khi được áp dụng vào các nơi khác tất phải chịu
biến đổi theo thực tế mới ràng buộc nó nhưng vẫn còn các yếu tố đồng
dạng khiến ta dễ nhận ra tính chất chung của chúng. Sự thăng giáng của các
vương triều Trung Quốc do đó lại cũng thấy ở Việt Nam như một trong
những dấu hiệu liên hệ văn hoá không vượt thoát được.
Đặt quân vương ở ngôi vị tột đỉnh, thần thánh hoá trong một chừng
mực, lí thuyết đó đã khiến cho ông vua của vương triều phương Đông bị cô
lập. Cô lập thực tế bằng các vòng thành nhà cửa khiến sau này các ông vua
đầu Trần chưa quen “làm vua” phải thường “đi vi hành” còn ông hoàng tử
thì chạy ra ngoài ăn cướp. Cô lập thêm bằng hệ thống nội đình như sự kiện
năm 1134 có lệnh cấm chi hậu, nội nhân, hoả đầu không được tự tiện ra
ngoài, do đó vòng quyền hành còn thu hẹp hơn, thực tế đã rơi vào tay các
thái giám. Chút khác biệt của thực tế Đại Việt là hoạn quan thực sự là
“quan”, làm hành khiển điều khiển bên trong, cầm quân bên ngoài (chứ
không phải chỉ thậm thụt qua vua, làm giám sát như của Hán, Minh) nhưng
lại giống ở chỗ không đủ tư thế cướp quyền cho dòng họ mình. Lí có cả
một tập đoàn những lãnh chúa mà họ đã thu nhận vào kinh đô và vẫn còn