BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 129

nhà học cho cậu bé Hoàng thái tử (1070) để sau này vua biết làm thơ
(1087). Các khoa thi chọn người văn học buổi đầu tuy có dáng hình thức
như đã nói nhưng cũng là khởi đầu để có những người tham dự về sau đông
hơn, có chất lượng hơn và mang dáng vẻ tranh đua hơn trong các khoa
mệnh danh là Minh kinh, Tam giáo. Từ đó, triều đình Lí mới có người từ
nội cung đi ra các địa phương đem quyền lực dòng họ hiện diện sâu hơn.

Nhưng có tác dụng mạnh hơn cả lí thuyết là sự hiện diện của ông

vua đi khắp nơi trong vùng ruộng quản lí của mình, có mặt từ những dịp
đắp đê ngăn đập, từ cày cấy cho đến gặt hái, với những xây cất chùa tháp in
dấu lâu dài, sừng sững trước mắt người dân. Sự quan tâm đến ruộng đất tỏ
rõ trong những dòng sử ghi đến cả việc bảo vệ sức kéo (1117, 1123, 1143),
có sự tham gia của bà Thái hậu xây cất chùa chiền vừa như một hành động
“công đức,” vừa như một đóng góp mời gọi thần thánh bảo vệ cơ ngơi của
con cháu, cha ông. Lí chiếm quyền nhờ một phần vào lực lượng tăng sĩ nên
Lí Thái Tổ ban đầu có Hoàng hậu Lập Giáo với “quy chế xe kiệu khác hẳn
các cung khác.” Lí Thái Tông là “con ngựa của Phật” (Phật Mã). Lí Cao
Tông xưng ngay là Phật. Thế rồi, cải tổ từ bản thân, Lí Thái Tổ đẩy bà Lập
Giáo xuống hàng thứ 3, thay vào bằng bà Tá Quốc. Nhân Tông đặt quan
giám sát chùa lớn, nhỏ. Tuy nhiên Phật Giáo Lí không duy nhất một dòng
Thiền như người ta vẫn tưởng. Dõi theo dấu vết để lại thì nó lẫn lộn tính
chất Ấn Chàm, Đạo Giáo và mang thêm hình thức phù thuỷ từ tin tưởng vu
đồng trong dân chúng đương thời. Bà Chúa Xứ ngự ở đàn Viên Khâu thờ
Trời có các sư đến cầu mưa. Hoàng đế rất dễ bị kẻ mang phù phép phỉnh
gạt. Họ sợ sấm sét ôm cánh tay Phật mà nhờ tăng sĩ cầu tự theo phép tự bản
thân người phù thuỷ tham gia việc sinh sản. Quan chức cho người lùng tìm
vật lạ mang điềm lành để được thăng thưởng. Và do đó đã xảy ra việc họ Lí
suýt mất ngôi chỉ vì Nhân Tông được tiến cử một đứa bé quái dị tên là Giác
Hoàng (“Phật”), sự việc ghi lại (1112 ĐVSL

) hé mở cho thấy một thời

tranh chấp ở nội cung vào giai đoạn thịnh đạt của vương triều. Ngô Sĩ Liên
bỏ qua sự kiện thần bí này càng chứng thực rằng nó đã có thật.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.