giới chạy qua chạy lại trốn tránh hoăc nhờ cậy quyền lực che chở của một
bên, lúc gây bùng nổ bất an, lúc phải bực tức nén lòng dàn xếp.
Nhưng lí do quyết định có lẽ là xung đột về vấn đề buôn bán vào
thời gian phe chủ chiến nắm quyền ở cả hai quốc gia. Bắt được ngựa của
Nam Chiếu (1014), Lí Thái Tổ “cống” chiến lợi phẩm để khoe uy lực của
mình. Có thể là trong trường hợp xung đột tương tự mà Lê Văn Thịnh có
được “gia nô người Đại Lí.” Khi Nùng Trí Cao lấn đất Tống, Lí đề nghị
đưa quân giúp đánh dẹp (1049). Phía nội bộ Tống thì những cải cách của
Vương An Thạch gây khủng hoảng cũng khiến thành phần chủ chiến muốn
gây sự ở phương nam. Quan biên thuỳ cấm giao thương với Đại Việt, thế là
mâu thuẫn nổ bùng. Lớp thương nhân đất Mân, đồng hương với tộc Lí đã
giúp Lí tổ chức chính quyền, lúc này bị mất quyền lợi nên xúi Lí gây chiến
tranh. Lí vừa có chiến thắng Chiêm Thành (1069), quyền lực đã tập trung
(1073) vào tay một người phò tá ông vua bé con. Thế là Lí Thường Kiệt ra
tay trước, tam cá nguyệt cuối năm 1075, cùng các thủ lãnh thiểu số Nùng
liên kết “kéo hết cả nhà đi theo, chỉ còn một vài người ốm yếu ở nhà,” đem
chính quân lấn qua châu Khâm, Liêm, vây châu Ung hãm thành, giết tướng
(đầu 1076) rồi rút binh chờ đón quân Tống đuổi theo chân. Trận chiến lại
xảy ngay trên đất Đại Việt, và Tống lại gặp phải những cản trở mà họ từng
tính toán cho khỏi vướng vào nhưng vẫn không tránh khỏi: sức chiến đấu
của quân Đại Việt, địa thế, khí hậu bất lợi cho quân xâm lăng. Tống rút
quân tháng 2âl. 1077 để bắt đầu những thương lượng củng cố một chừng
mực ổn định biên giới với thuộc địa cũ nay đã tách ra vững mạnh.
Một giai đoạn tiếp theo của nhà Lí với ông vua bé con trưởng thành
trong thời bình (Nhân Tông, sinh 1066, cầm quyền 1072-1127) ghìm giữ
hung hăng, đã đem lại một chừng mực ổn định cho thể chế tông tộc cầm
quyền. Tuy Lí Thường Kiệt cho đến khi mất đi (1105) vẫn là khuôn mặt nổi
bật nhưng như đã phân tích, tính chất tôn quân đã thành hình nên ông
không thể là tay đảo chính mà vẫn chỉ là người phụ tá, dù là với danh nghĩa
đặc biệt: Thiên tử Nghĩa đệ. Lí thuyết cai trị được đưa vào một cách nghèo
nàn, từ khởi điểm trong việc mở Văn miếu thờ Khổng Tử mà làm luôn là