BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 179

trở nên đậm nét hơn, như lời hãnh diện của người gia thần được nâng cấp
thành sứ thần, Nguyễn Đại Phạp, bài bác ông chủ vương hầu cũ: Trần Ích
Tắc. Bản đồ bên trong Đại Việt phải vẽ lại sau chiến tranh. Không có chứng
cớ nào rõ hơn với trường hợp xứ Bàng Hà của họ Mạc: Tụ tập dưới quyền
Trần Quốc Tuấn để chống giặc nhưng lại hàng giặc, sau chiến tranh cùng
với hương Ba Điểm, bị đày cả “quân, dân” mà vẫn còn sót lại ông trạng
Mạc Đỉnh Chi phục vụ triều đình, và có vẻ cũng còn con cháu sẽ tung
hoành “phản bội” hay phục vụ “chính nghĩa” về sau.

Thời hậu chiến

Mục đích kiểm soát vùng biển Đông Nam Á chưa đạt thì cuộc chiến

trên bộ phía nam của Nguyên chưa kết thúc. Nó chỉ bị bãi bỏ khi người chủ
trương, Hốt Tất Liệt – Nguyên Thế Tổ, mất đi (1294). Và thời gian giữa đó
là những trao đổi giao tiếp sứ thần, thanh toán những tồn đọng của cuộc
chiến trước, mỗi bên hi vọng đạt được mục đích của mình mà không phải
dấy động can qua. Trần lại tiếp tục xưng thần, chịu làm phiên thuộc, miễn
là không phải bị chiếm đóng. Chiêm Thành cũng vậy. Tuy nhiên các cuộc
chuẩn bị Nam chinh của Nguyên cùng những chuyến họ tung ra ngoài hải
đảo năm 1292 vẫn khiến hai nước Việt Chiêm phải lo đề phòng. Và như thế
thì phải khai thác sự liên minh có sẵn.

Mục đích chính trị chiến lược của Trần Nhân Tông chỉ được sử

quan nho gia sau này nhìn theo khía cạnh kiêu căng tộc đoàn nên chúng ta
bây giờ chỉ biết qua việc hôn nhân của Công chúa Huyền Trân và Chế Mân
(1306). Nhân Tông đã sang Chiêm Thành từ tháng 3âl. đến tháng 11
(1301). Ngày tháng đi, về cho ta đoán là đã theo thuyền, phương tiện quen
thuộc của tông tộc nương theo quy luật gió mùa trong vùng. Tuy nhiên nên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.