BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 350

thay. Người Nhật đã có một thời liên lạc mật thiết với các thuyền Châu ấn,
còn để lại cây cầu Nhật Bản / Lai Viễn Kiều (1714) nhưng lại bị cắt đứt vì
các lệnh cấm của chính quyền Shogun (1636) chỉ còn một số người không
chịu trở về nước mà Chu Thuấn Thuỷ còn gặp gỡ nhờ cậy năm 1657. Chỉ
có người Đường vẫn liên tục buôn bán như từ thuở nào dù có những vấp
váp giai đoạn vì biến động chiến tranh. Lại còn tính cách đồng văn khiến
họ dễ dàng xâm nhập vào quan trường qua các cuộc thi cử từ thấp đến cao
ở Đàng Ngoài, không chỉ lẩn khuất theo danh vị “ông nghè” ở Đàng Trong
mà lại còn làm chức sắc cho Chúa, trực tiếp qua các danh vị trung gian
buôn bán lớn cấp là các quan Cai tàu vụ nơi các cảng lớn hay làm Cai đội,
Tướng lại thu thập sản phẩm người biển, núi rừng nơi các địa phương.

Một triều đại vươn lên trong vướng mắc mang

tính hệ thống văn hoá

Sự thiết lập các chức vụ Tứ trụ đại thần: nội tả, ngoại tả, nội hữu,

ngoại hữu năm 1638 là dấu hiệu rõ nét về sự phân chia quyền lực cho các
tộc họ có thế lực đương thời như chứng cớ của Thomas Bowyear (1695)
nói về việc Quốc chúa chịu ảnh hưởng rất mạnh của 4 ông cậu/chú/bác.
Tuy nhiên sự cải cách đó cũng mang lại một hình dáng tổ chức chính quyền
trung ương sơ khởi cho họ Nguyễn. Bản thân quyền lực phát triển đưa đến
sự tự tín nhưng ý thức thành vua một cõi hình như cũng được khích động
thêm bởi một vong thần nhà Minh, Chu Thuấn Thuỷ, người muốn xúi
Nguyễn trợ giúp nên làm thay thư của chúa Hiền kêu gọi khích động quân
dân Nam Bắc trong trận tiến chiếm Nghệ An, mà trong tờ có thể gọi là
Chiếu đó, để chúa xưng là “An Nam Quốc vương.” Chu còn hé mở cho
chúa thấy nếu giúp ông một chỗ trú để phục hồi nhà Minh thì khi thành
công sẽ xin phong vương cho Nguyễn, không nệ gì việc có mặt vua Lê! Tất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.