BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 348

phía Cao Miên này chứng tỏ đây chỉ là “sáng kiến” riêng theo kiểu lấy
“thuế tư” của toán người kia muốn hưởng lợi từ lớp người Việt, hẳn đã đến
làm ăn vững vàng trong vùng trong khi chúa của họ vẫn còn đang loay
hoay ở Thuận Quảng. Tuy nhiên chính quyền Nguyễn đã đặt ở Khánh Hoà
1653 thì miền hạ lưu Mekong tất phải nằm trong tầm mắt của họ. Chiến
công chiếm một phần Nghệ An của Trịnh giúp quân Nguyễn đủ tự tin đem
quân can thiệp vào nội tình phân rã của Cao Miên, nói là chống đánh sự
xâm lấn của Nạc Ông Chân mà thật ra là đứng về phía hai người con bà
hoàng Việt trong tranh chấp, đem ngôi vị cho con bà Việt: Batumriachia
(1660-1672). Đó là điểm khởi đầu Nguyễn can thiệp vào triều chính Cao
Miên, có tiếng nói trong sự phế lập ở đây, xếp đặt vua chính là Sô / Ang
Sor ở Vũng Long (Neak Luông –Trịnh Hoài Đức), vua thứ là Nặc Nộn /
Ang Non ở Sài Gòn. Con của Sô, Nặc Ông Đài (Bô Tâm – Trịnh Hoài Đức)
giết cha, đuổi Nặc Nộn lấn quân đến vùng Mọi Xoài khiến Nguyễn phải
phái quân Bình Khang chiếm lại rồi tuần tự chiếm Sài Gòn, lấn sâu vào đất
Miên chiếm Lovek, Phnom Penh, xếp đặt thứ tự lại, cho Nặc Thu đóng ở
Oudong, Nặc Nộn ở Sài Gòn. Sự can thiệp rồi sẽ tiếp tục bằng những cuộc
tiến quân về sau với một tình thế phức tạp hơn vì có thêm sự trợ lực của
những nhóm người Trung Hoa bỏ chạy từ đất họ.

Dân tại chỗ trên đồng bằng đúng là người Khmer, quần tụ trên các

“giồng” là những địa thế cao do tác động kiến tạo của sông, biển. Đây là
vùng Miệt Dưới vẫn thường được gọi là Khmer Krom. Tuy nhiên ta vẫn
thấy những chứng cứ cho biết di dân không phải chỉ từ những người
chuyển vùng nội địa mà còn là người từ biển khơi vào. Dấu vết dân hải đảo
chỉ thấy loáng thoáng nơi lời của Trịnh Hoài Đức nói qua trên đất Gia Định
về sau. Đó là những người Đồ Bà, được giải thích cặn kẽ là “giống người ở
biển, ở núi theo đạo Bái Nhật ở trong 36 cửa biển Mãn Thích Gia
(Malacca).” Nơi chốn xuất phát và tên đạo cho ta đoán là dân Hồi Giáo
nhưng con số 36 đơn vị và tên tổng Bái Trời cũng thấy nơi Nguyễn Hoàng
đày quân Mạc năm 1572 khiến ta phải tự hỏi: Trên vùng Cồn Tiên kia có
dấu vết Hồi Giáo nào không? Còn con số 36 đơn vị trong bia Tuý Tiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.