BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 89

sau những cuộc lấn chiếm của Nam Chiếu còn lại và phát triển tiếp sau thời
ngoại thuộc.

Cũng thấy từ tổ chức ổn định lâu dài của đế quốc Đường mà thành

hình một thứ tiếng “man” thống nhất trên một lãnh vực to rộng hơn trước.
Người ta chỉ biết có một thứ tiếng “man” trên phủ Đô hộ nhờ chứng cứ
giao tiếp của các nhân vật Trung nguyên lưu lạc, bị đày đến đây, tiếp xúc
với các nhân vật bản xứ, như trường hợp Trương Tịch (đồng thời với Bạch
Cư Dị, Hàn Dũ…) đến gặp “Nhật Nam tăng” hỏi thăm nhà bằng “Man
ngữ.” Tuy nhiên cho đến nay, các học giả cũng chưa tìm ra được một câu,
chữ nào đích xác là của đương thời. Có điều sự hiện hữu của một thứ tiếng
nói bản xứ được sử dụng ngay ở tầng lớp trên cũng chứng tỏ ưu thế nội tại
của nó, từ đó, qua vị trí trung gian của lớp người kia, nó thu nhận các từ
ngữ, ý niệm Hán để thêm dồi dào sắc thái, một khi có sự đứt đoạn đối với
mẫu quốc, nó sẽ phát triển hơn theo với đà độc lập chính trị xảy ra trong thế
kỉ X.

Từ li khai đến độc lập

Trong sự chống giữ cho sự trường tồn của đế quốc, nhà Đường đã

phải chịu luỵ vì loạn biên trấn của các chỉ huy ở đấy mang danh hiệu Tiết
độ sứ với quyền lực rất lớn. Dấu vết suy yếu mở đầu là loạn An Lộc Sơn
thời Đường Minh Hoàng (713-755). Triều đại gượng dậy được nhưng mối
lo về Tiết độ sứ ám ảnh mãi, ảnh hưởng đến cả chính sách của triều đại
Tống tiếp theo. Về phía cực nam, lúc bấy giờ có ba Tiết độ sứ: một ở
Quảng Châu, một ở phần tây Lĩnh Nam, và Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ trên
đất An nam, đầu tiên giao cho Cao Biền quản nhiệm (866). Sự tái lập quyền
hành của Cao Biền ở đây phải chịu đổ vỡ vì loạn Hoàng Sào (879-884)
cướp phá Quảng Châu, đòi cai trị đất An Nam, gây suy sụp, mở đầu cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.