BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 93

CHƯƠNG V: CHẾ ĐỘ THỦ LĨNH –

HÀO TRƯỞNG Ở HOA LƯ

Loạn “Mười hai sứ quân” và Đinh Bộ Lĩnh

Ra mặt đầu tiên trong sự tranh chiếm quyền hành với trung ương

phương Bắc là những lực lượng lớn ở địa phương. Nhưng rút về những
tranh chấp ở cựu thuộc địa như khi nhà Ngô ở Cổ Loa suy yếu thì có những
lực lượng nhỏ xuất hiện mà sử gọi là Loạn “Mười hai sứ quân.” Con số
đếm và danh xưng này được các sử quan Việt ghi chép cẩn thận, tạo thành
nếp không sai chạy khiến đến thế kỉ XV, người Minh muốn tìm hiểu, không
được thoả mãn mà vẫn phải chịu chép theo con số Mười hai, dù có lệch lạc
chút ít.

Có thể theo chính sử Việt để làm cơ sở suy đoán cho bản danh sách

rối rắm này. Đó là những vọng tộc cũ, đã xuất hiện từ trước, sâu vào trong
thời thuộc địa như các họ Kiểu: Kiểu Công Hãn, Kiểu Hiền; họ Ngô: Ngô
Xương Xí, con Xương Ngập, Ngô Nhật Khánh, có thể là con Xương Văn.
Đỗ Cảnh Thạc xuất hiện trong cuộc tranh chấp kế nghiệp nhà Ngô, rõ là có
liên quan với Đỗ Anh Hàn, Anh Sách vì cùng địa phương gần nhau, và dấu
hiệu truyền đời còn thấy đến cuối Trần, tất cả mở đầu nơi một lưu vực sông
nhỏ trở thành mang tên của thân tộc khai thác: Đỗ Động Giang, sông của
vùng người họ Đỗ.

Có những người, nếu tin vào âm hưởng xưa của thần

tích, là những tay thương buôn, phiêu lưu sông nước mang tính cách xung
động có sẵn để chen vào biến loạn: Phạm Phòng Át / Bạch Hổ, Trần Lãm,
Nguyễn Siêu, Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Khoan. Chúng ta không biết gì
thêm về Lữ Đường, Lí Khuê của sử quan, Dương Huy và tên Ngô Xử Bình
do Lê Tắc dẫn, với chi tiết “tham mưu của Xương Văn.” Họ Ngô ở đây lại
khiến ta liên tưởng đến sự tan vỡ của dòng chính để ghép ông vào với tên
sử quan gọi về một “Ngô Phó sứ,” người đánh tan quân của “con em Ngô
Tiên chúa” đang trên đường chinh phục Hoa Lư. Và nếu không vướng vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.