BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 142

qua những công tích thật quan trọng của họ – có thể nói là ở mức độ “xây
dựng triều đại,” như khi sử quan kể việc Trần Tự Khánh sau khi tóm thâu
quyền hành (1216) đã cùng “Thượng tướng quân Phan Lân xếp đặt quân
ngũ, chế tạo binh khí, luyện tập võ nghệ (khiến) quân thế dần dần phấn
chấn…” cuối cùng diệt trừ được các nhóm đối lập.

Như thế vùng phía nam Thăng Long trở thành bất ổn trên diện rộng.

Thanh Hoá (1188-1192 với giáp Cổ Hoành), Diễn Châu (Hồ Đồ 1192) nổi
dậy. Lại cũng người châu Diễn phối hợp với kẻ tự xưng “con cháu Đinh
Tiên Hoàng” chống đối triều đình (1198) mãi đến các năm 1214 (1215
ĐVSL,

thua) Trần Tự Khánh còn phải mang quân đánh dẹp. Các cuộc

chống đối không phải chỉ nêu tên người cầm đầu mà nêu cả tập đoàn khu
vực: “người Đại Hoàng,” “người Hồng,” “người Khoái,” “người Nam
Sách,” “người Thuận Lưu…” Chính các chỉ danh như thế cho ta thấy sức
mạnh đàng sau những người chống đối. Quyền bính của trung ương – lực
lượng mạnh nhất một thời nay suy yếu, làm nổi lên các lực lượng địa
phương mà Lí phải nhờ cậy. Đánh “sơn lão,” quân Lí “lấy người trong châu
(địa phương)” đóng chỗ này chỗ nọ ngăn chặn đối phương. Trong tiến trình
phát triển quyền lực, đến lúc này Lí không còn quân đủ dùng cho riêng
mình nữa. Đàm Dĩ Mông nêu rõ lí do: Phật Giáo, chỗ dựa quyền lực tinh
thần của Lí bây giờ lại là nguyên cớ hại Lí. Tăng chúng quá nhiều đến nỗi
không còn người phục vụ triều đình, thế mà cải cách thực hiện lại cho thấy
rõ sự sửa sai không đủ hiệu quả chỉ vì nguồn nhân lực trong tay Lí đã quá
nhỏ. Một lần kiểm tra (1198 ĐVSL

) “triệu tập tăng đồ trong xứ/nước nơi

vựa lúa,

” Đàm Dĩ Mông giữ lại “vài mươi tăng đồ.” Tính cách nhỏ nhoi

của lần kiểm tra mang tính cách trung ương như thế cho thấy số hoàn tục
cũng không thể là nhiều lắm. Và do đó Lí khi dẹp loạn phải nhờ cậy địa
phương, không còn ở thế chủ động như trước nữa. Còn các địa phương thì
nghiêng ngả chọn lựa theo phe thấy là mạnh trong cấp thời của tình thế
khiến tình trạng tranh chấp càng rối mù lên.

Nguyễn Nộn hẳn không phải chỉ vì bắt được vàng mà có tăm tiếng

để vua Lí hạch tội không được rồi gả con, để Trần Tự Khánh, người khởi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.