để chấn chỉnh (1157). Người sang hơi yếu thế mà muốn thân cận với kẻ
giàu còn người giàu đi kiếm chút hơi hướm sang cả, thì cũng là chuyện
bình thường. Người “bách tính” hẳn có tiền của mới được “nhà quyền quý”
thu nạp. Họ có tiền mới mặc “áo đơn xanh” (của “sắc dân”? của nhà
quan?), mới gây tranh chấp ruộng đất (1142) vào thời kì các nhà quyền thế
cũng muốn lấn thêm (1143), mới khiến thợ của nhà vua làm vật dụng bán
cho họ (lệnh cấm 1145) để họ cạnh tranh sinh hoạt sang cả với tầng lớp
trên. Thế lực của vua cũng yếu đi vì quân lính dưới quyền, ở cấp thấy là
cao vào thời trước (như Điện tiền sứ) lại đi phục dịch “các tư gia.” Các tư
gia này hẳn là như họ Tô, họ Lưu nhất là họ Đỗ có Đỗ Anh Vũ đang nổi bật
trên triều chính lúc bấy giờ.
Mọi sự tranh chấp lúc này đã dồn hẳn vào trong vòng thân tộc Lí.
Họ Đỗ có chức quyền to lớn nhưng không cướp quyền được vì còn có các
thế lực khác chia sớt như đã thấy. Dấu hiệu quyền lực khuất lấp khiến ta
khó hiểu trong lời sử sơ sài: “Thái phó Hoàng Nghĩa Hiền chết (1161), nghỉ
chầu 5 ngày vì ông có công trong việc giúp vua lên ngôi.” Tên Nghĩa Hiền
chỉ được nhắc năm 1143 trong việc đi đào vàng ở biên giới, như vậy việc
Anh Tông lên ngôi (1138) không phải chỉ giản dị là nhờ ba bà Phi khóc lóc
như sử đã chép. Và chính vì có sự quân bình quyền lực trong triều như thế
mà các tập đoàn phụ tá đã giúp cho Lí tồn tại lâu dài hơn là từ khả năng của
những người ngồi trên ngai vàng. Các vua sau Nhân Tông đã cai trị đất
nước thêm cả gần trăm năm, và nếu không bận tâm vì lời các ông sử quan
chê trách, ta thấy tuy phải đối phó với những khó khăn qua thời toàn thịnh,
các ông vua đó vẫn có đủ tiền của cung cấp để xây dựng cung điện, kiến
thiết kinh đô, đàn ca hát xướng, an hưởng cuộc sống vui vầy. Khi Tăng phó
Nguyễn Thường nghe (1202) “khúc hát theo điệu Chiêm Thành… ai oán
thảm thiết,” đó là cảm ứng của giai đoạn suy tàn chứ nền nhạc, tiếng hát kia
vốn đã được đặt ra, biểu diễn theo âm khúc của kẻ bại trận vào thời ông vua
quyền uy Thánh Tông (1060) mà không thấy điềm ứng triệu mất nước đâu
cả. Dân chúng hẳn cũng không khổ hơn các thời trước nhiều. Do nền tảng
đó mà dù bị rối loạn tranh chấp bên trong, nhà Lí chỉ mất quyền sau gần