BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 139

của mình từ sự suy yếu của bản thân và sự đe doạ của các lực lượng đối
kháng ngay trong nước.

Các trung tâm quyền lực mới

Chiếm lĩnh thủ phủ của cựu thuộc địa, Lí thừa hưởng ưu thế từ vị trí

đó trở nên kẻ nắm quyền chính thống với tư cách thủ lĩnh địa phương
chuyển qua thành thế lực chủ nước. Đồng thời với sự phát triển chung, họ
cũng gặp phải cạnh tranh từ các thế lực khác mà họ cố giữ sao cho tông tộc
mình ở vị thế cao nhất. Các ông vua đầu đời đã thực hiện điều đó bằng võ
lực, bằng khả năng tranh chiến của tập đoàn mình. Đến đời Nhân Tông, cơ
cấu xã hội tập họp bởi Lí đã lên đến tột đỉnh qua một giai đoạn thái bình
tương đối nhưng đồng thời cũng hé lộ những dấu hiệu bất an.

Mức sống nâng cao trong giai đoạn đầu cho phép Lí “tha thuế vải

sợi trắng của Chiêm Thành” (1072), một cách nói khác của việc không
thích thú nữa với vải cổ bối / cát bối từ cây bông gòn, để dùng áo quần dệt
từ cây bông vải bền dai, sang trọng hơn. Cho nên năm 1084 có lệnh cho
phép dân chúng nung ngói lợp nhà. Thế mà chỉ hơn mười năm sau (1097
ĐVSL)

lại cấm xây nhà ngói cùng với việc cấm làm thuyền lớn ngăn đi xa,

sợ gây vây cánh phản loạn. Lệnh năm 1099 (ĐVSL)

cấm phụ nữ không

được bắt chước lối ăn mặc trong cung chứng tỏ thêm rằng qua thời gian, có
một bộ phận dân sống ở mức khá giả mà không thuộc nhà quyền quý.
Những người đó cố sức len vào tầng lớp cầm quyền (vương hầu, công
chúa, các quan) qua mối liên hệ thông gia với cả những người nô khiến vua
phải ra lệnh ngăn cấm (1128, 1131). Thật ra thì tình hình như sử quan tả chỉ
là quanh quẩn vùng kinh thành, và các tài liệu để lại vẫn không đủ cho ta
nhân rõ các thành phần xã hội rạch ròi nhưng đại khái theo dần với thời
gian đã có tình hình lẫn lộn các tầng lớp khiến phải có những lệnh đưa ra

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.