cũng để ta hiểu được tính chất thần thuyết lẫn lộn người việc thật trong
quyển Sử kí
của Đỗ Thiện đời Lí qua những mảnh vụn còn lại.
Triều đình Lí vẫn có dáng hào nhoáng của người chủ nước qua các
xây cất thành quách, cung điện, đền tháp có tên trong sách vở mà ngày nay
chỉ còn là vật chứng sứt vỡ, gãy nát. Nhưng không phủ nhận được, vẫn là
hình bóng những ông chủ hung tợn cầm quân mà “quê mùa” nắm cày cuốc,
kiên trì chăm nom ruộng nương, hưởng thụ đàn ca hát xướng với nhà cao
cửa rộng nhưng tâm thần không ổn định, ngu ngơ bị gạt gẫm trong một đất
nước đè nặng hình ảnh thần linh. Giống như sự mập mờ lẫn lộn những con
cá sấu xuất hiện trong, ngoài nhà cửa, cung điện của đất Thăng Long đầy
hồ ao, lạch nước mà mang dáng các con rồng cao quý của kinh sách xa vời.
Tuy nhiên chính qua các dấu vết thô phác của triều đại chưa bị khuất lấp đó
mà ta nhận ra tiếng nói của thời đại, tiếng nói bị lấn lướt chỉ vì sử kí mượn
một thứ chữ cao cấp bên ngoài để ghi chép cho xứng bực cao sang – cái thứ
tâm lí kênh kiệu đó cũng khiến cho người thời nay không quan tâm hoặc
ngại ngùng khi phải nhắc tới những điều tầm thường – “bình thường”.
Với thời đại, nhu cầu quản lí ruộng đất của các lãnh chúa lớn nhỏ,
nhu cầu quản lí đất nước nói chung, đòi hỏi triều đình phải mở ra những kì
thi làm tính, viết chữ. Một đất nước “bản xứ” phải ghi chép bằng thứ chữ
bản xứ mới ứng hợp với thực tế cho nên từ đó phát triển lối chữ dành cho
địa phương, chữ Nôm, “quốc ngữ.” Đã thấy trong quá khứ tên nước Đại
Việt mang kèm chữ “cồ” (viết theo chữ Hán “cù” để mượn âm) nhưng đó là
ghi nhận có lẽ của thế kỉ XV vì không thấy ở sách xưa hơn. Lạc loài trong
triều đình có chữ “chàng lớn” mà ta dịch từ “hạng lang” tuy không biết
đích thực người xưa có đọc như thế không. Cũng như trường hợp danh vị
Bố Cái Đại Vương (hay Vua Cái Đại Vương, theo K.W. Taylor) tuy chỉ
người của thế kỉ VIII nhưng lại thấy ở sách thế kỉ XIV. Với phần rất lớn
dấu vết để lại, tiếng nôm bị gò ép, uốn éo vào thơ văn, không còn là tiếng
nói bình thường nữa. Trên bia đá thì chỉ còn dấu vết vài chữ của năm 1210.
Ông Nguyễn Trãi chắc không nói chuyện như khi ông xếp đặt câu cú trong
các bài thơ “quốc âm” của ông. Các bài văn Phật của đời Trần trước ông lại