BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 148

còn nặng nề thêm bởi tính triết lí của chúng. Các lời nói trong triều đình thì
đã chuyển qua chữ Hán. Các chiếu chế, sắc lệnh từng được ghi, là khi tuyên
đọc có người giải thích ra chữ “quốc ngữ” nhưng chẳng thấy một lời nào để
lại.

Thế mà, không đừng được, Toàn thư

khi nhắc đến biến động đảo

chính và phản đảo chính năm 1150 nhằm lật đổ quyền thần Đỗ Anh Vũ,
cho biết nhân vật Vũ Đái đã bị mắng là Vũ “Cứt”, phải ghi bằng chữ Hán
(Việt) là “Cát”, nhân tiện chú thêm lời cho rằng đương thời có dùng chữ
“cứt đái” (cát đái.) Lời nói trong lúc giận dữ thì không thể “hiền lành, nho
nhã” được, và có lẽ chỉ vì tính cách này mà ngày nay ta còn nghe được
nhóm từ đó vì hợp với các ông sử quan ưa làm thầy, muốn dạy dỗ vua chúa,
triều đình, nên chịu để chúng lọt vào tai, phóng tay giữ làm chứng tích rao
giảng. Nhưng tập họp “cứt đái” của mười thế kỉ trước sao cứ như là lời chửi
mắng vừa mới nghe lúc nãy, của ai đó quanh quẩn đâu đây? Cho nên ta có
quyền suy đoán thêm. Một danh tướng đương thời được nho thần Bắc ghi
là Lí Thượng Cát và sử thần ta ghi là Thường Kiệt. Chữ “thượng” thấy
trong văn bia đương thời là dùng cho tiếng gọi “thằng”. Qua lời Nguyễn
Ánh của thế kỉ XVIII thì “thằng” còn có ý khinh miệt, nhưng ông chủ
ruộng trong văn bia Lí 1210 thì hẳn không phải là nô bộc của ai. Vậy
“thượng cát” là “thằng Cứt.” Và “thường kiệt” là “thằng Cặt.” Ông danh
tướng này có tên gốc chữ Hán: (Quách) Tuấn, tên dùng đặt cho người con
trai, đàn ông – chỉ là một cách gọi nho nhã, chủ đích làm nổi bật tính cách
giống đực của ông, nhưng vẫn cùng một ý nghĩa: thằng Cặt, bình thường.
Không có ý gì khinh miệt cả vì người ta đã dùng tên này cho ông suốt cuộc
đời, không bỏ nó khi ông làm quan đầu triều, Thái uý, tư lệnh quân đội, khi
là Thiên tử nghĩa nam, nghĩa là thuộc dòng vua, cuối cùng, cả khi đi vào sử
sách cho đời sau ngưỡng vọng – tên “xấu” được che chắn qua một sự
chuyển đổi văn tự và nhờ thời gian khoả lấp.

Thế rồi không phải tiếng nói lúc đương thời chỉ được ghi lại qua

một hai chữ lạc lõng. Ta đoán rằng tầng lớp cầm quyền buổi đầu của Đại
Việt đã dùng song ngữ trong giao thiệp hàng ngày. Ngô Chân Lưu, Tăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.