BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 149

thống “khuông (phò nước) Việt,” Đại sư của Đinh được Thiền uyển tập anh
ghi là dòng dõi Ngô Thuận Đế, hẳn không phải xuất thân từ đất Ngô Việt
tan rã (978) vì người chủ nơi này không xưng Đế, mà chỉ có thể là từ nước
Ngô của Dương Hành Mật, mất (936) vào tay Nam Đường. Tống Cảo kể
chuyện một cách suôn sẻ khi đi theo Lê Hoàn nghe ông ta khoe cái lầu Đại
Vân nhưng đến khi nghe hát thì ông sứ giả mới giật mình: tiếng Man! Lí
gốc Mân (Phúc Kiến), ngưòi phụ giúp rất nhiều là gốc Mân như đã nói. Có
lẽ vì nhìn theo hướng như vậy mà Phạm Thành Đại, tác giả Quế hải ngu
hành chí

(1175) đã cho rằng dân bản thổ Đại Việt không còn mấy, quá nửa

là dân Quảng Đông, Quảng Tây đến ở! Và chứng cớ không phải chỉ từ sách
vở rách nát mà còn từ các hòn đất chịu đựng qua năm tháng: Các tượng đào
được ở Quần Ngựa (Hà Nội) do J.Y. Claeys đưa ra (1934), hẳn từ những
hội Thiên Phật của Lí, rõ ràng đã lấy mẫu ở các người danh giá đương thời,
và rất giống người Hán! Thế mà lớp người đó đã dùng một từ bản xứ để gọi
con người từng một lúc nắm cả vận mệnh dòng họ cầm quyền, con người
nếu xuất hiện sớm hơn, có thể lập một triều đại khác.

Họ còn dùng tiếng bản xứ để nói với nhau, nguyên cả một câu phẩm

bình đầy giận dữ: “Ngô Phụ quốc là lồn, Lê Đô quan là cứt!” (Từ nguyên
văn “Ngô Phụ quốc thị Lan, Lê Đô quan thị Kích.”) Câu nói được sử gán
cho “người dân” tức giận vì triều đình không dám xử tội ông Thiếu sư tư
thông với Thái hậu. Có điều gây thắc mắc là năm 1189 đó dính líu tới ông
Mạc Hiển Tích mà TT

ghi đỗ trong kì thi chỉ lấy một người năm 1085,

được đi sứ Chiêm năm 1094, nghĩa là ông ta không thể sống lâu đến lúc có
chuyện đó để lưu danh đặc biệt. TT

nho giả nghiêm minh hơn đã bỏ câu

chuyện mắng mỏ “dơ dáy” của ĐVSL

nên khỏi cần thắc mắc tại sao Mạc

Hiển Tích không ve bà Ỷ Lan mà lại ve bà Thái hậu của 100 năm sau? Tuy
nhiên hai nhân vật kia lại là có thật. Thái phó Ngô Lí Tín làm Phụ chính
một năm trước đó, còn Đô quan Lê Năng Trường thì năm sau hình như
được thăng chức. Nghĩa là câu chuyện có thật, và quan trọng đối với chúng
ta bây giờ là câu mắng kia có thật. Chữ “là” đã được Nguyễn Trãi dùng
trong thơ của ông, như vậy nguyên văn khẩu ngữ của câu trên có thể đúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.