BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 175

Tuấn có mối thù cướp mẹ, chịu hoà hoãn với Trần Quang Khải, với Nhân
Tông, được phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội toàn quốc.

Ý thức của sử quan đương thời (Lê Văn Hưu), tuy còn qua hình ảnh

một ông vua, nhưng cũng lộ rõ mối ưu tư về một nước riêng biệt phải được
yêu quý, gìn giữ trong những lời cảm thán về vận nước, những lời ca tụng
đầy xúc cảm về các nhân vật lịch sử trên đất của mình sống, coi tất cả như
cùng một thân tộc mà không màng đến những khác biệt xuất xứ. Cho nên
người khác họ, Lê (Trần) Bình Trọng đã thấy mình là người “nước Nam.”
Người cùng họ mà khác tập đoàn, Trần Khánh Dư , quên mối thù vua bênh
Quốc Tuấn sai đánh chết, lại trở về phục vụ Thăng Long. Cho nên các tập
đoàn riêng rẽ khi được triệu tập ở thềm điện Diên Hồng ngay trước khi
quân Nguyên vào cõi (cuối 1284) đã đồng lòng quyết đánh. Cũng nên kể
đến một lực lượng ngoài cõi, vì tình thế mất nước phải phối hợp với quân
Đại Việt. Đó là dân, binh người Tống nổi bật dưới cờ Trần Nhật Duật mang
tính chất tác động tâm lí chiến, uy hiếp tinh thần các cựu binh Tống trong
hàng ngũ Mông Cổ. Và đó cũng là những di dân có tác động văn hoá
thương mại mạnh trên vùng đất họ đến nương nhờ, tác động thường bị lãng
quên, chỉ mới được một số học giả thoáng thấy gần đây với các phát hiện
khảo cổ học dưới nước, trên đất về các đồ sành sứ lưu thông.

Tuy nhiên lực lượng chính cũng vẫn là của vùng sông nước, đất căn

bản của họ Trần. Hội nghị ở Bình Than, vùng tiếp nước của hệ thống sông
Thái Bình, ở đất riêng của một nhóm họ Trần (vũng Trần Xá), là nơi hội
họp của “vương hầu và trăm quan,” của bộ phận kinh đô phối hợp đi xuống
vùng sông nước. Quân tụ hội nhiều ở Vạn Kiếp dưới trướng Trần Quốc
Tuấn và các con trước khi vỡ chạy thoát theo đường thuỷ, phần lớn cũng là
của vùng đồng, biển trong đó có tên hai hương Bàng Hà, Ba Điểm hàng
giặc bị đặc biệt nêu tên xoá sổ khi thành công. Có cả “một hòm biểu xin
hàng” quân Nguyên, bắt được sau chiến tranh mà vua Trần sai đốt đi cho
đỡ phát sinh rắc rối. Cũng đầu hàng là các tông thất yếu đuối hay bất mãn
gặp được cơ hội thoát thân. Cánh quân Toa Đô kéo ra từ đất Chiêm thu
phục quân Trần Kiện, lấn áp Trần Quang Khải, chiếm Thanh Nghệ càng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.