trận nhưng các chiến dịch không phải không gặp khó khăn: bị vây (1295),
chết tướng (Trương Hiển 1298), chống đỡ (1300) rồi cuối cùng cũng mất
đất cho đến khi Minh Tông thân chinh (1329) vẫn không thấy dấu hiệu
thắng trận, và năm 1335 vua thân chinh đi đánh phía Nghệ An thì Đoàn
Nhữ Hài bị chết đuối..
Trần còn phải đối phó với những vấn đề nội bộ để cho những tranh
chấp tông tộc vào lúc ý thức độc tôn suy tàn dẫn đến sự tan rã của bản thân,
dành nơi ngự trị cho những thế lực khác, trong cũng như bên ngoài biên
cảnh.
Phụ lục LÊ TẮC GHI NHẬN VỀ ĐẤT NƯỚC
CŨ
Nước An Nam xưa là đất Giao Chỉ… Đàn ông lo làm ruộng, đi
buôn, đàn bà lo nuôi tằm, dệt vải; ăn nói hiền hoà, ít lòng ham muốn. Thấy
người ở xứ xa trôi nổi tới nơi, họ hỏi thăm là lẽ thường. Người ở châu
Giao, châu Ái thì rộng rãi, có mưu trí, người ở Hoan, Diễn thì thuần tú,
ham học, còn thì đều khờ dại, thật thà. Dân hay vẽ mình, bắt chước phong
tục vùng Ngô, Việt. Liễu Tư Hậu có thơ: “Cùng đi tới xứ dân Bách Việt vẽ
mình.” Trời nóng, dân ưa tắm sông nên chèo thuyền và lội nước rất giỏi.
Ngày thường không đội mũ, đứng thì khoanh tay, ngồi thì xếp bằng hai
chân. Khi yến kiến bậc trên thì quỳ lạy ba lạy. Tiếp khách dùng trầu cau, ưa
ăn dưa, mắm và đồ biển. Uống rượu quá nhiều nên người gầy ốm, đến 50
tuổi đã khỏi đi lao dịch.
Thường năm, trước Tết hai ngày, vua ngự xe với các quan mặc triều
phục mở đường đến tế điện Đế Thích. Ngày 30, vua ngồi giữa cửa Đoan
Củng, quan làm lễ xong thì có con hát trình diễn đủ trò, tối qua cung Động