lễ, ngày Lập Xuân ra lệnh các tông trưởng (?) giắt trâu đất, xong cho các
quan cài hoa vào dự tiệc. Về lễ Hôn thú thì trong tháng xuân, người mối
bưng tráp trầu cau đến nhà gái hỏi. Xong, tặng lễ vật, nhà giàu từ trăm đến
ngàn, dân thường thì giá trăm là đủ số. Nhà nào coi trọng lễ nghĩa thì không
kể ít hay nhiều. Cách để tang, nhà cửa, đồ dùng hơi giống Trung Quốc.
Nhạc khí thì có trống cơm của Chiêm Thành, kiểu tròn và dài,
nghiền cơm dán bịt hai đầu, vỗ thì tiếng trong, rõ ràng. Hợp với kèn loa,
ống tiêu, xập xoả, trống lớn gọi là Đại nhạc, chỉ Vua mới dùng, còn nhà tôn
thất, quan thì dịp đám tang, đám cưới mới được dùng. Tiểu nhạc gồm cầm,
đàn tranh, tì bà, bảy dây, hai dây, ống địch, ống sáo, kèn quyển gọi là tiểu
nhạc, ai cũng dùng được. Nhạc khúc thì có Nam Thiên Nhạc, Ngọc Lâu
Xuân, Đạp Thanh Du, Mộng Du Tiên, Canh Lậu Trường không thể kể hết.
Hoặc dùng thổ ngữ phổ vào âm nhạc để tiện ca ngâm. Các bài ca nhạc gợi
được mối tình hoan lạc, sầu oán. Đó là tục người An Nam vậy.
(Phỏng theo
bản dịch An Nam chí lược, Đại học Huế 1961)