BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 190

Tuy nhiên, lại cũng vì khả năng có hạn, Lí với tính cách ông chủ

ruộng lớn lại phải chịu đựng một liên minh với các vọng tộc vùng phía nam
mà đặc biệt là với tộc họ Lê. Không hẳn những người này đều xuất phát từ
một nguồn gốc nhưng các họ mang một chữ Lê cứ ẩn hiện thường trực như
một thế lực không thể coi thường ở vùng Trại này – một chừng mực nào đó
có thể coi như trường hợp họ Nguyễn thời cận đại. Đã có Lê Lương của
thời Đinh, dây dưa ruộng đất mất từ lâu mà hơn một thế kỉ sau còn đòi lại
được một phần dưới đời Lí. Không cần kể đến Lê Văn Thịnh, Lê Văn Hưu,
Lê Tần (Phụ Trần)… Có một Quan sát sứ họ Lê nuôi Lê Hoàn, đẩy vào
nắm quyền quân sự của Đinh. Nguyễn Phu, thứ sử châu Ái thời Đông Tấn
(thế kỉ IV) truyền dòng đến thế kỉ XIII mà một người đã bỏ họ Nguyễn,
làm con nuôi Lê Bổng – hẳn không phải là kẻ tầm thường, để mang tên Lê
Tắc lưu danh với tập An Nam chí lược.

Có một họ Hồ, tự thân đã có thế

lực riêng chen vào làm phò mã của triều Lí mà còn làm con nuôi họ Lê, đủ
phối hợp danh vọng hai dòng họ để đi vào tông tộc Trần đầy kiêu ngạo,
sinh ra vài ông vua (Hiến Tông, Dụ Tông, chưa kể Nghệ Tông…) dần dà
thay đổi triều đại.

Sử chỉ ghi Quý Li xuất hiện từ sau cuộc lật đổ Dương Nhật Lễ, từ

lúc Nghệ Tông lên ngôi (1370) nhưng Nguyễn Thánh Huấn, ông ngoại Quý
Li, đã có mặt trong đời Thánh Tông (1274), rồi với hai người cô lấy Minh
Tông, hương Đại Lại của ông đã có thực lực để mang danh nghĩa phục hồi
họ Trần. Nghệ Tông lấy việc làm vua là sự bất đắc dĩ nhưng bản tính nhút
nhát cũng là cơ sở cho việc ông ra những chỉ thị thu hồi các cải cách có từ
trước. Đời Dụ Tông, sử quan chỉ nhấn mạnh đến việc chữa bệnh liệt dương
của ông cùng nhân vật Trâu Canh, không cho thấy những cải cách xảy ra
vào niên hiệu Đại Trị (1358-1369), khi Dụ Tông thoát sự kềm kẹp của ông
Thượng hoàng. Chúng ta chỉ biết những cải cách của “bọn học trò mặt
trắng được dùng… đem phép cũ tổ tông thay đổi theo tục phương Bắc…
như về y phục, âm nhạc.. không kể xiết” qua lời Nghệ Tông thôi. Nhưng
cũng có thể thấy rằng với sự mở mang học vấn, tổ chức khoa cử cần thiết
cho việc cai trị, lớp nho sĩ càng lúc càng hiện diện đông đảo trong triều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.