BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 189

CHƯƠNG VIII: NHỮNG NGƯỜI

VÙNG “TRẠI”

Họ Hồ vùng Trại và sự chuyển dịch trọng tâm

Đại Việt

Nhà Hán khi chiếm phần lãnh thổ phụ thuộc phía nam của Nam

Việt đã ý thức rằng nơi đó có hai phần riêng biệt nên đặt hai tên là Giao Chỉ
và Cửu Chân. Tên Giao Chỉ còn được giải thích quanh co trong vòng văn
hoá hán chứ tên Cửu Chân thật là vô vọng, chỉ có thể hiểu theo ông Nguyễn
Duy Hinh là một tên phiên âm địa phương. Điều đó càng tỏ rõ thêm tính
chất riêng biệt của một vùng mà lịch sử về sau vẫn đem lại nhiều chứng cớ
khiến cho Lí khi dời đô ra Thăng Long đã gọi đây là vùng Trại, thấp kém
hơn so với vùng Kinh họ đang ngự trị. Dưới mắt Lí Thái Tổ, dân châu Diễn
ngu dại làm càn khiến ông phải đem quân dạy dỗ. Trần gốc biển nối tiếp Lí,
khi mở khoa thi, lúc đầu không phân biệt (1247), sau cũng nhận ra để chia
làm Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên (1258). Tuy nhiên tính chất
toàn cục chịu đựng chung một nền văn hoá Hán, một lề lối cai trị chung của
các triều đại Hán Đường đã bào mòn sự khác biệt vốn chỉ nổi lên trở lại khi
chính quyền độc lập còn suy yếu nhưng cũng sẽ dần dần tìm cách kết hợp
với nhau trong tình thế các lãnh tụ địa phương tranh nhau làm chủ nước.
Hoa Lư như một điểm lưng chừng đã có họ Lê vướng víu từ Thanh Hoá
đến giành quyền, vang vọng thêm một dấu ấn Chàm từ rất xa phía nam.
Phía xa đó, với kinh nghiệm lịch sử về một tập họp hung hăng mà yếu ớt
khiến cho các triều đại Thăng Long coi thường, đem quân lấn chiếm sau
khi đã rải người thân thuộc cai trị yên tâm trên vùng Trại.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.