BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 212

Tuy nhiên nhóm hội thề Lũng Nhai không chỉ có người địa phương

mà còn có tập nhóm thiểu số phía bắc như Lưu Nhân Chú, có những người
văn học đồng bằng như Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trãi. Tính chất “kinh
thượng” hỗn hợp đó biểu lộ trong tên nước lửng lơ: Hà Nam / A Nam thấy
ngay là An Nam! Những nhân vật này có thể chỉ là những kẻ lánh nạn buổi
đầu nhưng là yếu tố nội tại để công cuộc chống Minh có cơ sở lan rộng mà
không phải bỡ ngỡ. Họ đem lại chữ Hán cho những buổi hội thề rừng núi
thêm phần trang trọng mà cũng lấp bằng sự khác biệt ngôn ngữ. Họ ghi chữ
nôm, củng cố sự hiểu biết bằng tiếng Việt cho một tập đoàn đa chủng có
một bộ phận đã thiên về tiếng Việt (Mường), một bộ phận khác còn lơ lửng,
như trường hợp Trịnh Khả “biết tiếng Lào.” Chiến tranh giúp những người
này thoát ra khỏi khuynh hướng lôi kéo của hệ thống Thái có dấu hiệu tiến
qua đông khá mạnh, rõ rệt trong trường hợp Lê Lợi lúc đầu có liên hệ kinh
tế với Trịnh Đồ, liên hệ tôn giáo với “nhà sư áo trắng,” liên hệ quân sự với
việc cầu viện chống đỡ quân Minh.

Tất nhiên biến động buổi đầu không có gì là ghê gớm lắm. Cứ tin

như lời thú nhận thành thật của Lê Lợi thì việc ông uyển chuyển phục vụ
theo tình thế cấp thời là điều tự nhiên: Có quân Trùng Quang trong vùng thì
ông là tướng thuộc vệ Kim Ngô của ông vua này, Minh tới thì nhân tiện
đang ở dưới đồng, chuyển làm tuần kiểm vùng Nga Lạc để yên thân, cần thì
cũng không nề hà gì chuyện đút lót. Sự nhẫn nhịn lúc nào cũng có giới hạn
cho đến khi động đến vấn đề sống còn, trước nhất là đối với người hàng
xóm. Sử chính thức cho thấy nhóm Lê Lợi phải xung đột với “thằng Ái,”
phụ đạo sách Nguyệt Ấn – gọi thằng không có ý gì khinh miệt cả, chỉ là vì
người kia không/chưa có họ mà thôi. Bằng cớ khác trực tiếp hơn, là về chủ
đích của Hội thề 19 người: “Nếu có bè đảng nào vì muốn xâm tiếm, tỏ vẻ
xem chừng sắp vượt cửa vào để làm hại… thì hiệp lực đồng tâm chống giữ
địa phương,” đó là tri huyện Lương Giang Đỗ Phủ, tranh giành đất đai với
Lê Lợi mà lại là cấp trên của ông, thêm quan lại bên trên nữa phụ hoạ. Việc
tranh giành đất đai còn thấy sau này, khi thành công (1428), trong tranh
chấp mới, hay được thấy ra khi nhắc lại các thù hằn thời còn lao đao cũ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.