BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 215

của họ và quần chúng đồng bằng rộng lớn đã đem lại tương lai cho nhóm.
Văn thề viết bằng chữ Hán vừa như một nối kết ngôn ngữ giữa những tập
đoàn khác nhau, vừa như một chỉ dấu mở rộng vươn lên. Lê Lợi từ cái thế
nhỏ nhoi khu vực, đã xưng là phụ đạo, nghĩa là thần tử triều Trần của nước
Đại Việt, còn đấy với một vị vua giả định có niên hiệu là Thiên Khánh, rồi
sẽ hiện hình cụ thể với vai trò của Trần Cảo rước về năm 1425. Lúc này họ
đã xuống được đồng bằng, khuếch trương thế lực trên đất Trần trực tiếp cai
trị cũ, lấy chính nghĩa dân nước đối phó với nhà Minh, có sự thừa nhận của
quần chúng trong ngạc nhiên: “Không ngờ ngày nay lại được thấy uy nghi
của vua nước cũ.”

Nhưng đã gọi là “chiêu bài” thì rất dễ dàng vứt bỏ khi tình thế đổi

khác đi có lợi cho phe chủ lực, cho nên quân Minh rút xong là Trần Cảo bị
giết (1428). Tuy nhiên quá khứ vẫn không thể dễ dàng vứt bỏ huống chi lại
có yếu tố mới chen vào gây thêm khủng hoảng. Còn ở trong vùng ảnh
hưởng của Lam Sơn thì các nhân vật đồng bằng, nhất là vùng Kinh, còn
phải chịu lép vế, đến khi về Thăng Long thì những tướng như Trần Nguyên
Hãn, Phạm Văn Xảo (được mang họ Trần trong hội thề với Vương Thông)
có thể thấy mình đắc thế hơn trong lúc nhóm Lam Sơn lại trở nên lạc lõng,
tuy có lực, có quyền mà cảm thấy bị đe doạ thực sự. Kéo người đi, họ mất
cả một vùng đất đai căn bản rộng lớn khai khẩn sẵn mà trống quyền lực nên
thu hút các nhóm khác đến điền thế. Vì thế đồng thời với lúc giết Trần Cảo
là “lệnh cho các đầu mục và các tướng hiệu trở về nhận ruộng đất ở quê để
chấm dứt nạn tranh chiếm.” Tình thế giống như có một cuộc hành quân
ngược lớn lao mà sử không ghi. Những dòng người theo các triền sông nơi
này, đi về phía đông hẳn vẫn không chịu dừng lại nên đến 1466, Thánh
Tông còn phải ra lệnh chia đất công ở Lam Sơn vì “các thế gia hay làm trái
phép… chiếm đoạt đất đai làm công chúa không có đất cắm dùi…”

Thế là liên minh phải tan rã, đầu tiên là Lê-Trần, kéo theo các phần

tử liên hệ phe phái khác: Trần Nguyên Hãn với Bế Khắc Thiệu (1429,
1430), Phạm Văn Xảo với Đèo Cát Hãn (1432), như liên kết cũ của chủ
nhân trung châu và nhóm Thái phía bắc. Giữa thời gian thanh toán hai

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.