khu vực theo với các lệnh, lệ ngày sau được gồm trong bộ luật được gọi là
Hồng Đức đã đi vào cuộc sống của từng người. Thật ra thì nhà nước vẫn
không ngăn chận được nạn cường hào ở địa phương – cũng như không trừ
khử được quan quyền nhũng nhiễu, có điều tổ chức sâu sát đến tận những
đơn vị dân cư nhỏ như thế lần đầu tiên cũng cho thấy xuất hiện những biến
động xã hội ngay từ cấp nhỏ bên dưới chứ không phải chỉ là những biến
động khu vực lớn như trước nữa.
Nhà nước Lê nắm vững dân số tuy không chặt chẽ như thời bây giờ
nhưng cũng đã có một chừng mực sít sao qua các cuộc duyệt tuyển lấy
thuế, bắt xâu, bắt lính. Tuy nhiên vì khả năng quản lí có hạn, họ không đủ
sức – và do đó phải bỏ lơ phần dân chúng nằm ngoài sổ bộ hoặc vì xiêu tán
bởi thiên tai, chiến cuộc hoặc vì thuộc thành phần tộc đoàn còn nằm bên lề
của tập thể lớn… Tình hình đó nảy sinh sự phân biệt hai tầng lớp người cao
thấp khác nhau, trước nhất là dưới mắt nhà cầm quyền và sau cũng chính
bởi các hộ dân vì nương theo đà tổ chức chung mà tự phân biệt, tự coi như
là thuộc thành phần trên trước. Người thuộc chính hộ nằm ở bậc cao vì lẽ
phần lớn họ có tài sản, có nơi cư trú ổn định, dễ dàng cho các cuộc duyệt
tuyển lấy người theo quy định, ví dụ bắt lính phải nhắm vào người khá giả,
không lấy hạng cố cùng. Người thuộc khách hộ vì nguồn gốc xuất thân như
đã nói nên bị coi như thành phần thấp kém trong xã hội tuy vẫn có thể bao
gồm những cá nhân khá giả. Sự phân biệt chính, phụ này có lẽ đã xuất hiện
tự phát, không chính thức từ trước, và tất nhiên phải đi đến tình trạng được
quản lí rành rẽ theo nhu cầu cai trị của Lê để níu giữ một chừng mực ổn cố
xã hội. Chỉ đến khi với sự hỗn loạn của các thế kỉ về sau làm thay đổi nội
dung chính/phụ, nhà cầm quyền mới phải lo bối rối điều chỉnh một khi
chưa thể gạt bỏ cơ cấu, định kiến đã thành hình.
Điều có lẽ họ Lê không ngờ nhất là một quyết định của họ lại xây
dựng cơ sở cho cả một sinh hoạt khá quy củ của làng xã ngày sau khiến
nhiều người lại tưởng phải tìm nguyên cớ thật xa trong dòng lịch sử. Đó là
việc thành lập cái đình làng.
Nguyên là từ cơ chế hậu Phật (lãnh tiền, ruộng
đưa vào chùa để cúng giỗ cho người vô tự) chủ nhân các đình tạ, đình trạm