tẻ từ trước thành một thể thống nhất. Ở trung ương là hệ thống quân sự cấm
quân, là hệ thống hành chính có 6 bộ với cơ quan tra xét, thi hành bên trong
phần việc tuỳ thuộc. Ngự sử đài là cơ quan liên hệ vua, quan, dân theo tư
thế canh chừng, kiểm soát; Thông chính sứ ti là mối liên hệ của trung ương
và dân chúng theo đường hành chính mang tính tình cảm đạo lí. Bên ngoài
địa phương là 13 đạo Thừa tuyên có chức trách hành chính, kiểm tra, an
ninh (với Thừa chính, Hiến sát, Đô ti) mà nổi bật là chức Tổng binh mang
tính quân sự bao trùm trên khu vực lớn.
Tổ chức chi li như thế khiến phát sinh nhiều chức quan – nói như
ngày nay là “hệ thống thư lại cồng kềnh,” nhưng chính quyền cũng tính đến
việc không phải tổn phí nhiều vì “trước kia quan ít, tước to” nay thì “quan
nhiều mà lương ít, trật thấp.” Chi tiết thứ bậc cũng được xác định từ trong
hoàng tộc, triều đình ra đến các địa phương từ lớn tới nhỏ với các danh
xưng rành rẽ. Về mặt quyền lợi thực tế thì rõ ràng có sự cách biệt rất lớn
giữa tầng lớp vương hầu và quan lại – tất nhiên chưa kể đến dân chúng bên
dưới. Ấy thế mà triều đình cũng đã thoáng thấy tình trạng “quan viên quá
nhiều, tiêu phí lộc kho” nên có lệnh chọn thải bớt người (1481) để đỡ gánh
nặng cho nhà nước.
Lại cũng như các thời kì khác, sử quan ít nói đến tình hình ở các
khu vực hành chính cấp thấp với nhiều tên gọi: hương, xã, thôn, trang,
sách, động, nguồn, trường… gồm cả những vùng dân thiểu số, mà ở vùng
đồng bằng trực tiếp thì đã có tên cụ thể cho phần lớn, là “xã”/làng. Lệnh tổ
chức xã với xã quan khi vừa thắng Minh (1429) cho thấy đơn vị này bị cắt
xén nhỏ là chừng nào: xã lớn có 100 người trở lên thì đặt 3 viên, xã 50
người trở lên thì đặt 2 viên, xã nhỏ 10 người chỉ một viên. Đó chỉ vì qua sự
càn quét của biến loạn, tầng lớp hào trưởng ở địa phương đã tan biến, các
lãnh chúa cũ mất đi không ai còn quyền trên các khu vực lớn nữa, phải
nhường chỗ cho chính quyền trung ương đến sắp xếp, cai trị. Từ tháng 6âl.
1466 cấp Xã không còn có “quan” nữa, chỉ là xã trưởng thôi, thế mà triều
đình còn ngăn chặn cấp xã không được có vây cánh bà con (lệnh 1483,
1486, 1496). Lê dùng họ để kiểm kê hộ tịch, chia cắt ruộng đất, phân định