BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 24

quyền bính phù trợ, bồi đắp. Rồi từ tín điều, chúng thúc đẩy hành động tạo
ra lịch sử mới, lúc bấy giờ thì không thể gọi là giả trá nữa. Chuyện Hùng
Vương của thời đại ngày nay là một minh chứng hùng hồn nhất.

Tập họp Hùng Vương cùng tiên tổ đi vào sử Việt ở thế kỉ XV là do

sự thỏa hiệp của tầng lớp nho sĩ trung châu phải chịu đựng sự chèn ép của
tập họp Mường Thái đến cai trị xứ này sau khi họ đánh đuổi được quân
Minh. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng Ngô Sĩ Liên, người hạ bút, tuy nói
đến “công đầu gây nên cơ nghiệp nước ta” vẫn đặt giai đoạn này vào phần
Ngoại sử, hàm ý hoài nghi cẩn trọng – hay là để bày tỏ một phản kháng
tinh tế? Nhưng đã ngự trị trong khung của quyền lực tối cao thì tác động
của nó chỉ có đà tăng thêm mà thôi. Hơn một thế kỉ sau thời kì cái “triều
đại” sơ khởi chỉ với 18 ông vua chưa có tên, với một ông tướng (Phù
Đổng), hai ứng viên làm rể còn bị ngờ vực là không thật đấy, sau thời gian
cũng vừa đủ cho một truyền thống bám víu, lớp hậu duệ Mường Thái thứ
hai đã cố sức khai thác, thêu dệt để lấy chính danh cho phe Tây Việt làm
công cuộc “trung hưng” cơ nghiệp cũ (Nguyễn Bính 1572), và tiếp tục củng
cố nền trung hưng đó trong thế kỉ XVIII (Nguyễn Hiền 1737). Nhưng cũng
trong thời gian đó lại có sự đổ vỡ khác của các tập đoàn đi từ đất Thanh
Hoá: Trịnh và Nguyễn. Cho nên khi có sự thống nhất đầu thế kỉ XIX thì hệ
thống Hùng Vương lại được khai thác như một sự thoả hiệp mới trong đó
những nhận xét của sử quan, lời phê của Tự Đức cho thấy một chút gượng
gạo công nhận của phe mới vừa thắng trận mà phải chịu lùi bước chiến
thuật để việc chiếm vùng đất bên ngoài cương vực của mình, trở thành có
chính nghĩa. Tác động của sách vở qua quá khứ lâu dài cũng đã thấy hiện
lên trong sự kiện một phe của Quốc sử quán không chịu lối công nhận “một
phần” (phần Hùng Vương) để đòi giữ nguyên công trình của Ngô Sĩ Liên.

Tuy nhiên hệ thống Hùng Vương dù qua bao thế kỉ thì cũng chỉ

dành cho tầng lớp cầm quyền tối cao để giữ danh vị của mình, dành cho
những người dùi mài kinh sử để mon men vào cơ cấu quyền bính. Tính chất
phổ thông, “bình dân” của ông vua Hùng chỉ được mở rộng về sau theo với
sự tiến bộ của thời đại giao thông thuận tiện, với báo chí, với câu ca, tiếng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.