chỉ ra ý nghĩa của tập họp Việt-chí – chữ in nghiêng hoặc đặt trong ngoặc
kép, thì thấy ngay tính chất phiếm chỉ của tên quyển sách kia, vốn chỉ có
nghĩa là “quyển sách viết về nước Việt”! Trong cuộc tranh cãi gần đây về
quyển Toàn thư (muốn được gọi là) “bản Chính Hoà (1697),” một phe phản
đối đã cho rằng cơ quan Nội các chỉ mới có từ thời Nguyễn cho nên bản
sách kia không thể xuất hiện vào thời Lê Trung hưng, còn phe “chính
thống” quan phương thì viện dẫn ngay ở Toàn thư, sự kiện năm 1673 ghi:
(dịch) “Hạ lệnh cho các quan văn vào Nội các của Vương phủ để nghị bàn
việc nước. Việc chầu hầu ở Nội các bắt đầu từ đấy…” để cho rằng Nội các
đã được thành lập dưới thời chúa Trịnh từ trước năm in bản Chính Hoà
(1697). Nhưng đó là cưỡng ép viết hoa một chữ không có dấu hiệu xác định
trong nguyên bản!
chứ tổ chức Nội các không hề được Phan Huy Chú nhắc
tới. Các viện dẫn từ tổ chức của Minh, Thanh không có tính quyết định
trong cuộc tranh luận này. Các từ trích dẫn “nội / Nội các” của thế kỉ XVIII
hay đơn lẻ của chính Phan Huy Chú cũng không đủ bào chữa cho sự vắng
bóng của một cơ cấu tổ chức chính quyền quan trọng như thế trong tác
phẩm của ông sử gia. Trong lúc đó hàng chữ “Nội các quan bản” đối ứng
với hàng chữ “Quốc tử giám tàng bản” chỉ rõ ràng đó là một cơ quan chính
thức! Ông Hoa Bằng khi dịch (1975) Lịch triều tạp kỉ, đụng đến chữ “nội
các” của năm 1673 trên, đã không viết hoa nó, chứng tỏ có sự dè dặt đáng
kể hơn là những người nhiệt tình có quyền thế về sau.
Tuy Mạnh Tử dạy “Tận tín thư bất như vô thư” nhưng học sách đâm
ra nhiễm sách, các sử quan của ta đã đem chuyện ở đất của Thánh Khổng
vào xứ sở của mình, thay cho những sự việc cụ thể, đơn giản hơn. Sử của
nho thần đến sau đã che khuất một lớp người viết sử trước không thuộc
truyền thống của họ, đã đem ý thức hệ của mình để dẫn giải lịch sử. Họ
từng chép nguyên cả lời đe dọa của vua Tần (do Lí Tư viết) về việc “phần
thư,” cho vào mệnh lệnh “đổi mới” của Lê Thánh Tông. Thế rồi cái đà chép
sách đó đi vào sử, tên các sách sử Việt đầu tiên chưa thể xa rời quyển Sử kí
Tư Mã Thiên nguyên gốc: Sử kí
của Đỗ Thiện, (Đại
Việt)
Sử kí
của Lê
Văn Hưu. Người ta đưa chuyện con tin Đinh Liễn sống ở nhà họ Ngô theo