BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 20

Việt cai trị trên một đất nước nhỏ hẹp, chỉ “bằng bàn tay” như Trần Nhân
Tông thú nhận, nên không để lại mỗi triều đại một quyển sử riêng biệt như
ở nước lớn Trung Hoa mà chỉ chắp nối dồn vào một tập chính thức viết cho
17, 18 thế kỉ với tên chung là Đại Việt sử kí toàn thư, in năm 1697

.

Chỉ có

nó nên sử quan triều Nguyễn muốn viết tiếp cho hết triều đại trước cũng
phải dựa vào nó để thành Khâm định Việt sử thông giám cương mục,

không biết đến một quyển sử xưa lạc loài trong cung nhà Thanh, quyển Đại
Việt sử lược

viết cho triều Lí trước nó. Toàn thư mang tính độc nhất đến

mức độ các gia phả, địa phương chí (như Hoan Châu kí

) cứ mang ra chép

lại, gán ghép danh giá cho dòng họ mình khiến người sau thất vọng khi cứ
tưởng có thể tìm thêm điều gì mới lạ cho sử học ở những bản sách mang
tính cách riêng tư, khu vực như thế. Toàn thư mang tính cách độc nhất như
vậy khiến cho các sử gia bây giờ, dù tân hay cựu, dù có lập trường chính trị
chống đối không đội trời chung đi nữa cũng vẫn xê xích sao chép, tiếp nối
truyền thống sử vương triều của nó, truyền thống thâm nhập sâu xa đến
đương nhiên trở thành quốc sử thời của nhân dân, quần chúng. Các Thực
lục

của nhà Nguyễn thì dài hơi hơn nhưng đến lúc này thì sự giao tiếp quốc

tế đã lớn rộng hơn.

Nhưng khuyết điểm của sử kí, ghi chép cũ của Việt Nam, gần như

không được nhắc tới, là sai lạc đến từ tình trạng mượn một thứ chữ bên
ngoài để ghi những sự kiện, địa điểm bản xứ, chưa kể đến trường hợp
người sử dụng hoặc không đủ khả năng tự thân hoặc vì ngập chìm trong hệ
luỵ thời đại mà không thể diễn tả ra cho đúng. Thấy con giông không biết
gọi là gì liền dùng chữ chỉ con thạch sùng / thằn lằn quen thuộc trong nhà.
Có đệm thêm chữ Nôm để diễn tả ngôn ngữ bản xứ thì cũng là một loại
chữ-Hán-khác, không biết phải đọc theo đâu, làm cớ cho sự che giấu điều
tưởng là đáng “xấu hổ,” ví dụ tên của (Lí) “thường Kiệt.” Thấy người ta
dùng chữ “giao long,” không chép chữ “thuồng luồng” Nôm trại ra
(t’luồng)

từ gốc Hán “long” lại cứ theo kinh sách văn hoa cũ, không chịu

nghĩ ra rằng từ trong nguyên văn được tả, đó là con cá sấu quen thuộc ở xứ
mình, con cá sấu hiện hình ngay trên các trống, đồ đồng Đông Sơn, không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.