BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 240

đô, tên Bà Đanh (chắc né tránh tên Bà Banh, cho phù hợp với đạo lí Nho)
cho ta biết nó có gốc là viện Châu Lâm, nơi Thánh Tông điểm mặt con
cháu tù binh, trở thành chùa, rồi Phúc Lâm. Và qua năm tháng, đến đầu thế
kỉ XIX, nó được nhắc trong bài phú Tụng Tây Hồ lạc loài trong tình thế đổi
thay, còn vướng vất bóng hình cũ mà vẫn thưa thớt người lui tới, không
như tiền kiếp của nó: “Vắng như chùa Bà Đanh.” Bài thơ Bà Banh gốc
được giữ lại là của Hồng Đức quốc âm thi tập:

Chốn long cung cảnh giới này,

Uẩy ai đứng đấy loã lồ thay,

Miệng cười hơn hớn hoa in nhuỵ

Má đỏ hồng hồng tóc vén mây

Ấy sắp phất cờ trêu ghẹo tiểu

Hay toan bốc gạo thử thung thầy

Chẳng lên bảo điện ngồi thong thả

Khéo đứng ru mà đứng mãi đây.

Nó chứng tỏ không những người ta chỉ thờ các cây gậy/

côn, lõ lồn /

lõ lường hay nõ, nõn nường nói ngọng, mà còn tạc tượng đã Việt hoá với
dáng “má đỏ hồng hồng tóc vén mây,” hình như có mặc váy nhưng hở hang
“loã lồ” vì cánh tay táy máy vẹt vải, “bốc gạo” khiêu khích. Thần được thờ
trong chùa vì có tiểu, có thầy nhưng đã không lên “bảo điện ngồi thong
thả” mà “đứng đấy” cho người đến chiêm bái cầu phúc cầu con, chắc là
hành lễ với cây gậy. Đó cũng là hình dạng các Bà Banh sẽ đi vào các đình
làng thế kỉ XVII, XVIII còn giữ lại đến ngày nay.

Thần Bà Banh/Đanh còn được lưu giữ nổi bật vì gặp được tính chất

thờ cúng phồn thực trên đất lưu vong nhưng cũng vì thế mà nó che khuất
các hiện tượng bà con khác cũng cùng đi từ phương nam ra. Con cá voi cứu
người đi biển mang dấu vết kết quả ngoại tình loạn dâm của Việt điện u linh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.