của cung đình – ban phúc từ Lí Thần Tông ngày xưa, cả Lê Thần Tông
đồng tông với ông tổ văn minh, và còn là của dân chúng gần đây)…
Một khi các lãnh chúa vùng tan rã, chủ quyền đất đai bị chuyển đổi
thì các khu vực, ít ra là ở vùng đồng bằng, trở thành những đơn vị hành
chính lớn nhỏ. Và ta cũng thấy có một chừng mực quyền bính thờ cúng của
trung ương đã đi vào cái đình làng mới thành lập cuối thế kỉ XV. Đó là dịp
chan hoà để những tín ngưỡng bình dân đi vào hệ thống thần linh lớn, đòi
hỏi chính quyền phải lưu tâm công nhận. Không gì rõ ràng hơn để ghi nhận
sự phát triển của một nơi thờ cúng bình dân đã trở nên to rộng hơn với thời
gian bằng cách nhìn vào các tên còn giữ gốc cũ: chùa Đống Liên, Đống
Cao… Bia chùa Đống Quất ở xã An Tứ, huyện Tứ Lộc, Hưng Yên cho thấy
con tinh trên cái gò nào đấy nguyên có cây quýt mọc, theo với thời gian
hiển linh, nhờ địa phương có dòng họ hiển quý (Mạc) nên được xây cất to
rộng, tổ chức đình đám ồn ào để am trở thành chùa, và có bia ghi nhận cho
đời sau. Cũng như thế, các tín ngưỡng phồn thực ở các làng xã Việt được
dịp nhận một danh xưng thần thánh mang từ phương Nam về, trong khi
chuyển hóa nó đã nâng cấp chính mình. Po Yan Dari thành Bà Banh, Bà
Đanh, có thể còn níu kéo ngôn ngữ bản xứ che giấu ngượng ngập: “nõ
nường” nhưng không giấu được những gì nó tập họp lại và khai triển ra.
Làng Nối (Văn Nhuế) xã Văn Phú, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên thờ bộ chày
cối bằng đá tượng trưng thành hoàng Phan Thị Lương từng hi sinh vì nước,
giống như công chúa Côn Nường, nữ tướng Hai Bà Trưng, thành hoàng xã
Tức Mặc. Dấu vết văn hoa “lương” khoe ra cái “lường/nường” thô tục
nhưng không che được họ Phan/”phiên” kia là gốc tù binh phương Nam.
Và các thần đó là nguyên cớ xây dựng đình, là căn tính thờ cúng ở các đình
đó, chứ không phải từ một ý niệm siêu hình cao cả nào như người ta vẫn
tưởng.
Sự thờ cúng Bà Banh được bàn tán nhiều về sau khiến người ta
quên rằng mức độ xuất hiện đậm nét thì phải tính từ thế kỉ XV. Tất nhiên nó
đã xuất hiện từ thế kỉ XI như ta đã nói. Nhưng trong khi các chùa Bà Banh
ở các địa phương khuất lấp không thể giữ lại nguồn gốc liên tục thì ở Kinh