BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 272

CHƯƠNG XI: CHẾ ĐỘ LƯỠNG ĐẦU

LÊ TRỊNH Ở ĐÔNG KINH

Dấu hiệu lưỡng đầu từ những ngày Tây Việt…

Ít ra thì cuộc tranh chiến Đông Việt Tây Việt trong thế kỉ XVI lại

chứng tỏ một lần nữa về tình trạng bất lực của một chính quyền tập trung ở
Đông Kinh, không đủ khả năng để đàn áp các thế lực cát cứ địa phương.
Điều này còn thấy rõ thêm trong những tranh chấp dai dẳng về sau tuy rằng
các sử quan vẫn đặt Lê ở địa vị chính thống, và điều khẳng định càng có cơ
sở hơn khi Tây Việt chiếm được Kinh đô từ 1593 trở đi. Tinh thần tôn quân
được củng cố bằng lí thuyết và hiện thực từ Lê Thánh Tông, đến lúc này đã
làm nòng cốt cho ý tưởng tập trung, tuy phải thêm một thế lực là Trịnh,
nhưng cũng không làm suy suyển gì vì dòng họ này đã kết hợp được lí
tưởng và thực lực để dẫn đến thành công. Tuy nhiên sự xung đột khi yếu đi
ở bình diện lãnh thổ thì lại chui vào bên trong cơ cấu cầm quyền trung
ương. Lê cần đến Trịnh để có quyền bính nhưng Trịnh cũng phải cần Lê
như một danh nghĩa nắm chính quyền. Nghĩa là xung đột Trịnh Lê đã có
ngay từ thời gian đầu tiên để rồi tồn tại dai dẳng suốt cả cuộc sống của hai
dòng tông tộc, như một sinh vật chính trị dị dạng hai đầu của lịch sử.

Khác với Trần Cảo ngày trước (1427) bị bốc khỏi vùng gốc trung

châu nên không có một thế lực nào, họ Lê Lam Sơn thời Trung hưng có đủ
tự tín một phần ngay trên đất tổ tiên họ lập nghiệp nên từ thời gian còn trên
đất Thanh Hoá đã tỏ ra không chịu thụ động trong toan tính nắm lại quyền
hành. Chúng ta không thấy điều đó nơi ông vua đầu tiên (Trang Tông) có
vẻ vì vào thời gian đó vẫn còn có sự tranh chấp khẳng định quyền hành của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.