BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 29

nền văn minh Đông Sơn cùng những chứng tích mộ táng thời Bắc thuộc,
một giai đoạn nghệ thuật Đại La với những đình đền, chùa miếu thời độc
lập được khai thác sâu hơn với các nhà khảo cổ học Việt Nam về sau. Có
tầm mức lớn hiện nay là việc khai quật “hoàng thành Thăng Long” đang
tiến hành, quan trọng thì có đó nhưng đến tầm mức quốc tế như đã khoe
khoang ầm ĩ thì thật chưa đủ để vội vã lập hồ sơ xin UNESCO công nhận –
như ý định lập hồ sơ cho đền Hùng, biểu lộ một tinh thần hiếu danh bệnh
hoạn phô trương ra ngoài biên giới. (Xem sách ảnh Hoàng thành Thăng
Long
2006.) Không biết người ta có tránh được cung cách “khảo cổ mĩ
thuật” vướng víu trong ý thức tự tôn như khi khai quật các khu vực mộ địa
mà chỉ lo thu hồi vật dụng, không quan tâm đến các cách sắp xếp, dàn trải
các đơn vị…, đại khái những điều thuộc phần tinh tế của kĩ thuật đào bới,
giúp người nay hiểu hơn về sinh hoạt bình thường của các tập đoàn xưa.
Ch. Higham đã chê nhẹ như thế khi nói về các khai quật thời đá mới, đồng
thau của Việt Nam.

Những ngành khoa học xã hội, nhân văn khác cũng góp phần vào

việc làm sáng tỏ quá khứ toàn vùng. Có điều nền sử học khoa học non trẻ
của Việt Nam đã phải chịu sự uốn nắn của những biến động chính trị hiện
đại trong đó nền độc lập kết thành của đất nước lại lôi kéo sử gia trở về với
vị trí sử thần xưa trong sự nhiệt thành mới, với quan niệm “văn chương để
đời”, được khuyến khích bằng các loại Bảng vàng bia đá mới như các công
trình chịu mất danh hiệu riêng để gộp chung trong các “Tác phẩm được
Giải thưởng Hồ Chí Minh”, như chứng cớ đã hiện hình nơi các tên đường
“danh nhân” mới đặt ở các ngõ, xóm trung ương, nếu có chật hẹp thì lấn
xuống phía nam! Đường hướng “Sử học phục vụ chế độ” được chỉ đạo đề
ra từ quyền bính chính trị đã khiến các công trình tạo được tiếng vang với
những người cả tin mà không thể nào ngờ đến mức độ sa sút phẩm chất của
người nghiên cứu. Và vì thế chúng thiếu phần thuyết phục với những người
nhìn ra, thấy được sự can thiệp trắng trợn của người cầm quyền: “Các đồng
chí phải nặn óc tìm cho ra chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam”, đó là lời
của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói với các sử gia Miền Bắc. Cho nên, ví

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.