BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 32

CHƯƠNG II QUÁ KHỨ XA XƯA

Dấu vết những nền văn hoá khảo cổ

Phát hiện ở cuối thế kỉ XIX của E. Dubois với “người Java” đã có

lúc khiến người ta tưởng là nhân loại phát xuất từ ĐNÁ cho đến khi có các
phát hiện ở châu Phi với R. Leaky. Thuyết cỗi gốc loài người nằm ở châu
Phi được các nhà khảo cổ chứng thực bằng các hiện vật xương cốt, và đến
nay nó cũng không suy suyển khi các nhà di truyền học ở Berkeley lập
thuyết mới dựa trên khảo sát mtDNA, đi tìm người phụ nữ đầu tiên (The
Search for Eve) của thành phần nhân loại hiện nay (Homo sapiens). Riêng
về ĐNÁ, tuy có những phát hiện ở Chu Khẩu Điếm và những kết quả rải
rác trên đất Trung Quốc, người ta vẫn thấy dấu vết người cổ xưa nhất là
trên vùng đảo Java để phỏng đoán về một trung tâm địa phương cho con
người nơi đây. Việt Nam với phát hiện vài cái răng, mảnh xương hàm ở
Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) tuy bị người ngoài chê nhẹ “chưa thấy đưa ra chi
tiết”nhưng cũng được tham dự như một phần hiện diện của con người
Homo erectus trong vùng. Có vẻ các học giả Việt Nam hoặc chậm chạp
trong kiến thức hoặc sợ mất phần trong sự chia sẻ vinh dự xưa cũ của Thẩm
Khuyên được cho là khoảng 300.000 đến 500.000 năm trước, nên không
mặn mà với lí thuyết mtDNA đơn trung tâm. Và do đó chúng ta thấy có
những con số nối kết trong khoảng trung gian đến thời đại vua Hùng: người
H. sapiens “sớm” ở Hang Hùm (Hoàng Liên Sơn), người H. sapiens “chân
chính” ở hang Kéo Lèng (Lạng Sơn) cách ngày nay 30000 năm, rồi Sơn Vi
ở Mái đá Ngườm (Bắc Thái) 23-18000 năm, Hoà Bình 13000 năm, Bắc
Sơn 10000 năm có gốm thô để chuẩn bị qua thời đại kim khí…(hay tuỳ tác
giả mà có thay đổi địa điểm, xác định chủ thể, chuyển dịch thời gian) cứ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.