BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 34

Austronesian đi trước nên tiến xa hơn, kẻ chậm chạp là dân Chàm và những
người đồng ngôn ngữ khác trên vùng Tây Nguyên – tuy chậm chạp nhưng
họ đã ở phía đông Trường Sơn trong khi nhóm Mon-Khmer Austro-asiatic
còn ở phía tây. Cũng có thuyết uyển chuyển hơn, cho Austronesian tuy
cũng phát xuất từ Nam Trung Hoa như Austro-asiatic nhưng ra hải đảo phía
Đài Loan rồi phát triển xuống nam, lộn ngược lên lục địa với dân Chàm và
những nhóm liên hệ, ở đây họ lấn những dân nói tiếng Austro-asiatic trước
khi bị người nói tiếng Việt thay thế. Có vẻ đến ngày nay thì thuyết này
mang tính thuyết phục thêm với di chỉ khảo cổ Lung Leng (2001), huyện
Sa Thầy của Kontum đậm nét Sa Huỳnh với các mộ chum, nối kết với vùng
đông bắc Thái Lan và trên đất Lào. Truyện cổ của các dân tộc Tây Nguyên
cũng có nhắc đến gốc gác biển của họ. Theo sự chấp nhận chung ngày nay
thì tiếng Việt nằm trong phân nhánh Mon-Khmer của Austro-asiatic. Và
chúng ta sẽ thấy, trên căn bản lịch sử ngôn ngữ, người ta nghĩ rằng đã có
một dòng di chuyển thu hẹp hơn đưa một lớp người từ Thượng Lào và bắc
Khu 4 cũ của Việt Nam, xâm nhập đồng bằng Bắc Bộ vốn đã có người nói
tiếng Tày Thái cổ ở đấy. Có những khoảng thời gian đứt đoạn không thể
giúp nhìn ra sự liên tục của những tập nhóm dân đến sinh hoạt trong vùng.
Nhiều giả thuyết đã đưa ra nhưng không đủ sức thuyết phục vì thiếu chứng
cớ đã đành mà còn vì sự tranh luận có chen vào những tâm tình, tự ái riêng
tư của người ngày nay nữa.

Không có dấu vết chứng tỏ dân săn bắn hái lượm Hoà Bình Bắc

Sơn rời hang đá ở độ cao 15 mét trở lên, xuống đồng dù rằng những nhà
khảo cổ học Việt Nam muốn chứng minh có các dấu vết trồng trọt để gán
danh hiệu văn hoá nông nghiệp cho những người này. Những tập nhóm ở
bờ biển khoảng 8000 năm trước sống bằng hái lượm đã để lại các đống vỏ
sò dày lớn vùng Thanh Hoá, Nghệ An. Lớp người ở ven vịnh Hạ Long
5000 năm trước cũng sống chủ yếu bằng hải sản. Nền nông nghiệp trồng
lúa nước lại đi theo với lớp người Austro-asiatic vì khi phục hồi tiếng cổ
thấy có dấu vết hiểu biết về lúa. Lúa Oryza sativa đã có mặt đầu tiên
khoảng 5000 tCn. ở Hà Mẫu Độ tỉnh Chiết Giang (nam Trường Giang) với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.