BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 84

Nagara / Bà Chúa Xứ, là chứng cớ xưa nhất về việc thờ cúng Nữ thần Xứ
sở của Champa.

Hình như những giao tiếp qua biển đã đem lại những yếu tố từ rất

xa đến phần đông bán đảo Đông Dương. Thử nhìn lại người vũ nữ trên bệ
thờ Trà Kiệu. Nó không giống với các nhân vật nữ tròn trịa, đầy đặn của Ấn
Độ, nơi cỗi gốc văn hoá mà ta cho là người Chàm phải bắt chước theo. Lại
cũng chẳng giống với các apsara Kampuchia trong khung cảnh chung, nhỏ
nhắn hơn nhưng vẫn vú vê tròn trịa, thân xác đầy đặn của hình mẫu Ấn.
Người vũ nữ Trà Kiệu rắn chắc, thon thả như thấp thoáng một dáng dấp
Tây Phương, Hi Lạp lạc loài. Cánh tay dài hơi thừa nhưng sự vụng về của
người thợ lại làm toát ra ý muốn của nghệ nhân định trình bày một nét mềm
mại toát ra ngoài sự cứng cỏi của khuôn đá, của sự ràng buộc ở mẫu Ấn mà
hẳn đương thời người ấy phải phải chịu đựng khi sáng tác.

Năm 808, Trương Chu làm Đô hộ, mở rộng La Thành, từ đó gọi là

Đại La, khuếch trương lực lượng bảo vệ thuộc địa với hệ thống chiến
thuyền, thuỷ binh to lớn. Năm sau, ông đánh phá Hoàn Vương, giết con vua
khiến họ phải lui về phía Hải Vân, nhân đó Chu củng cố các thành luỹ phía
nam, các châu Ái, Hoan. Sự kiện các thứ sử ở đây bị Chu dẹp bỏ vì liên hệ
với Hoàn Vương chứng tỏ trước đó họ đã khiếp sợ trước uy thế lên cao của
kẻ địch bên ngoài biên giới. Đây là thời đại của Harivarman I, không những
lấn đánh Giao Châu năm 808 mà còn liên kết với tập đoàn bản xứ Quảng
Tây “man Hoàng Động” để đổ bộ đánh phá vùng Quảng Ninh. Các bia ở
Po Nagar 813 và 817 cùng những bia khác cho biết Hoàng tử Hoàn Vương
hai lần lấn đánh Chân Lạp và chính Harivarman đã phục hồi thánh đường
Po Nagar. Tuy nhiên đến đời vua kế tiếp mà ta biết một niên đại: 854, thì
ngôi vua chuyển về một dòng họ phía bắc: Indravarman II với kinh đô
Indrapura ở Đồng Dương (Quảng Nam) của triều đại coi Phật Giáo là tôn
giáo chính, với các bia nói về luân hồi, Niết bàn, tăng đoàn (Sangha),
Lokesvara (Quan Âm), với một tu viện lớn xây ngay trong thành (875) có
các tượng nay còn nhiều tác phẩm lưu lại ở các bảo tàng. Có lẽ do sự thay
đổi lớn đó mà từ năm 859, Trung Quốc đã gọi nước Chiêm Thành chuyển

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.