BÀI SỬ KHÁC CHO VIỆT NAM - Trang 86

Cuối cùng, Đường phải cử Cao Biền lúc bấy giờ đang chống Đột

Quyết phía tây, về kinh lí phương Nam. Cũng vẫn những lục đục nội bộ,
ganh ghét công trận, nhưng cuối cùng Biền giết quân Nam Chiếu giữ thành,
chiếm lại được An Nam (866), tổ chức cai trị thật chặt chịa. Cao Biền là
một Mã Viện của Đường mà chưa thấy học giả nào ngày nay đem ra so
sánh. Về mặt tổ chức cai trị, Cao Biền đã xếp đặt đến 159 hương cho phủ
Đô hộ. Nơi phủ trị, ông xây thành vững chắc, to lớn hơn các đời trước.
Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn năm 1010, nhắc đến ưu thế “rồng cuộn hổ
ngồi” của “Đại La, đô cũ của Cao Vương” để làm bằng cớ cho sự chọn lựa
“nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời” của nhà Lí. Không những thế, từ
kinh nghiệm hành quân gian khổ, năm sau ông lại còn đào kênh, mở thông
đường biển, chuẩn bị dễ dàng cho những cuộc hành quân tiếp viện về sau
phòng khi Giao Châu bị nguy khốn. Con đường thông thương này không
phải chỉ có ích về mặt quân sự mà còn mở đường thương mại cho nam
Trung Hoa (với đảo Hải Nam) và Giao Chỉ để nối kết với khu vực phía nam
xa hơn khiến vịnh Bắc Bộ trở thành vùng giao thương phồn thịnh, có lúc
được gọi là Giao Hải trong thế kỉ XI, XII. Hiệu quả to lớn của công trình
thế tục được phản ảnh vào truyền thuyết linh thiêng như ở các biến động
khác. Cho nên việc phá đá khai thông đường thuỷ khiến Biền nổi danh có
thần phù trợ, và từ đó không phải chỉ là Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân ở Giao
Châu của vua Đường mà còn được gán cho vương hiệu, rồi thành ông phù
thuỷ cao tay ấn của bình dân nữa. Quyển Việt điện u linh tập

mang đầy

dáng dấp của ông quan Đô hộ phù thuỷ mãi đến năm thế kỉ sau khi ông ngự
trị ở Đại La. Và còn truyền lại đến gần đây về chuyện ông “cỡi diều giấy
bay khắp các nơi phá huyệt đế vương, chặn long mạch” phòng sự khởi phát
của dân thuộc địa.

Di sản của phủ Đô hộ An Nam

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.