8. XƠ CỨNG ĐỘNG MẠCH
Xơ cứng động mạch tức là thành mạch máu trở nên dày, cứng do có mỡ
kết tủa, khoang bên trong mạch máu trở nên hẹp lại, làm cho máu khó lưu
thông.
Sau 40 tuổi, động mạch sẽ bắt đầu xơ cứng, tuy nhiên, nếu mắc bệnh cao
huyết áp thì tốc độ xơ cứng động mạch sẽ nhanh hơn, mạch máu sẽ trở nên
hẹp và mất đi tính đàn hồi, huyết áp vì thế mà sẽ càng tăng cao.
Cùng với sự thay đổi của tuổi tác, chứng xơ cứng động mạch cũng tăng
theo, mức độ nặng nhẹ có khác nhau. Tuy nhiên, các yếu tố như cao huyết
áp, mỡ máu cao, hút thuốc, đái đường, béo phì, vận động không đủ, thể
chất yếu… đều là những nhân tố nguy hiểm làm đẩy nhanh tốc độ xơ hóa,
có thể nói, những người có càng nhiều yếu tố trên thì càng dễ mắc bệnh xơ
cứng động mạch.
Xơ cứng động mạch là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim, não và mạch
máu.
Động mạch vận chuyển máu đến khắp nơi trên cơ thể, giữ vai trò cung
cấp ôxy và chất dinh dưỡng. Bởi vậy, khi động mạch xơ cứng, trong quá
trình lưu thông máu sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề như não trung phong, đau
tim… gây nguy hiểm đến tính mạng.
KIỂM TRA VÀ CHẨN ĐOÁN
Xơ cứng động mạch không có biểu hiện gì rõ rệt, thông thường, các triệu
chứng bệnh thường có liên quan đến các căn bệnh khác.
Ngoài ra, còn phải tiến hành kiểm tra nước tiểu, huyết áp, chụp X quang,
làm điện tâm đồ, CT hoặc MRI.
Đối với các kết quả kiểm tra này, ngoài phát hiện ra bệnh xơ cứng động
mạch thì còn có thể phát hiện ra các bệnh khác như u động mạch, tắc mạch
máu não…