12. Nhân danh chính mình
Trong cuộc đời mỗi chúng ta, những thay đổi liên tục và những vấn đề
phức tạp này sinh khiến chúng ta rối trí. Hậu quả là, nhiều người cảm thấy
mình như người xa lạ, như con số không lạc giữa đám đông. Những quan
điểm kiểu như vậy là một mớ hỗn hợp của sự thờ ơ và thất vọng.
Nhưng thực tế không phải luôn là như vậy. Bạn có thể nhớ lại một lần,
thậm chí ở một thành phố lớn, khi mọi người đến một cửa hàng quen và
người chủ chào đón họ bằng cách gọi tên họ. Mặc dù cách kinh doanh này
có thể không hiệu quả bằng cách kinh doanh hiện đại, nhưng có vẻ nó
khiến người ta hài lòng hơn.
Tôi không nói rằng chúng ta nên "quay trở lại những ngày đáng sợ của
ngày xưa. " Tôi chỉ đang đề nghị là nếu bạn muốn đàm phán một cách hiệu
quả thì bạn không được là một con số thống kê, một hàng hóa hay một bài
báo thương mại trong con mắt phía bên kia. Nếu bạn bộc lộ mình là người
dễ bị tổn thương thì có nhiều khả năng bạn sẽ đạt được những gì mình
muốn. Trong số chúng ta, bao nhiêu người có thể bàng quan trước những
người mà không bàng quan với chính mình? Trong thâm tâm, hầu hết mọi
người đều hiểu là phúc lợi của mình liên quan đến phúc lợi của những
người khác. Bất kể sự xem thường nào đối với hàng xóm của tôi đều làm
tôi tổn thương.
Về mặt lý thuyết, chúng ta biết rằng "không ai là tách biệt", nhưng do phải
đối mặt với nhiều áp lực của cuộc sống thường nhật mà chúng ta quên đi sự
phụ thuộc lẫn nhau này. Vì thế, bạn nên cư xử một cách nhân đạo để không
bị coi là một kẻ mất nhân cách. Không ai đồng cảm với nhiều người nhưng
hầu hết mọi người đều biết thương xót nỗi thống khổ của nhân loại.
Sự thật này hàm chứa trong câu bình luận nổi tiếng của Samuel Adams, chỉ
trước cuộc Cách mạng Mỹ. Trong suốt then gian lập kế hoạch tàn sát ở
Boston, Adams đã nói đại ý: Không nên ít hơn ba hoặc bốn người bị giết để
chúng ta sẽ có những người tử vì đạo trong cuộc cách mạng. Tuy nhiên,
không nên để quá 20 người thiệt mạng, bởi vì nếu vượt qua con số ấy,