BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 101

dù những lý do về mặt kinh doanh thì vẫn luôn luôn rất hợp lý, tuy nhiên
thực tế công ty là một cộng đồng với văn hóa khác biệt và thứ văn hóa đó
lại rất quý giá đối với các nhóm làm việc trong công ty đó.

Sáp nhập là việc rèn đúc nên một nền văn hóa mới từ hai nền văn hóa đang
tồn tại, do đó điều quan trọng là cả hai bên cần nhận thức một cách đầy đủ
các điểm mạnh, điểm yếu của mình và của bên kia. Bản đồ Tư duy là công
cụ quan trọng để phân tích những nền văn hóa đó và định hình một văn hóa
chung mới. Bản đồ Tư duy sẽ mang lại một cái nhìn sâu bên trong từng sắc
thái của tình huống và có thể phát hiện ra bất kỳ mâu thuẫn hoặc quy tắc sai
lầm tiềm ẩn nào. Bằng cách này bạn có thể đảm bảo rằng bạn sẽ chia sẻ
một tầm nhìn chung và sẽ không có những chương trình hành động không
được công bố. Điều cốt yếu của một vụ sáp nhập thành công đó là sự thống
nhất chứ không phải là không thống nhất – một dấu hiệu của việc bị mắc
kẹt bởi một tầm nhìn đã bị lỗi thời.

1. Hãy lập hai Bản đồ Tư duy riêng biệt về hai Doanh nghiệp

- Hình ảnh trung tâm nên phản ánh sự hiểu biết, cảm nhận của bạn về các
công ty. Đối với một thương hiệu mạnh đó có thể là một logo hay một sản
phẩm của doanh nghiệp. Hoặc đó có thể phản ánh đặc điểm tích cực của
doanh nghiệp đó. Viết tên của Doanh nghiệp đi kèm với hình ảnh.

- Các nhánh chính có thể là những chủ đề như đội ngũ nhân viên, địa điểm,
khách hàng, chuyên môn, và lợi nhuận (bạn có thể tham khảo mẫu cho việc
viết đề án kinh doanh trong chương 3)

- Các nhánh phụ có thể là những yếu tố cụ thể của mỗi lĩnh vực sản xuất
kinh doanh.

2. Tiếp đến, hãy nhìn vào các điểm mạnh và điểm yếu của mỗi doanh
nghiệp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.