Tưởng tượng rằng Dreamworld là một chuỗi các cửa hàng nằm trên các đại
lộ. Nó đã tồn tại được hơn 30 năm và đã có được một vị trí nhất định trên
thị trường và thích nghĩ rằng các sản phẩm mình cung cấp đều đã được thử
nghiệm và kiểm tra. Dreamworld rất sợ chấp nhận các rủi ro. Công ty
không tin rằng mình có thể làm bất kỳ việc gì tốt hơn hoặc cải tiến chính
bản thân mình bằng bất kỳ cách nào. Do đó Dreamworld không quan tâm
đến bất kỳ điều gì nữa và vẫn tự hào cho rằng công ty đã phát huy hết các
tiềm năng của mình.
Shopping Paradise là một chuỗi các cửa hàng nằm trên đại lộ, cũng bán các
sản phẩm cùng loại, ở cùng một mức giá, với cùng một thị trường mục tiêu
như Dreamworld. Shopping Paradise mới chỉ tồn tại được 5 năm, nhưng
quyết tâm phát huy các tiềm năng của mình, chiếm lĩnh được thị phần càng
lớn càng tốt trong thị trường tiềm năng. Công ty sử dụng khả năng tưởng
tượng tập thể của đội ngũ nhân viên để thúc đấy họ tiến lên phía trước, và
văn hóa của công ty khuyến khích một môi trường trong đó các ý tưởng
mới được tôn trọng. Shopping Paradise không sợ phải chấp nhận rủi ro và
đang trong quá trình phát triển liên tục.
Điểm khác biệt giữa Dreamworld và Shopping Paradise là khả năng thay
đổi. Mặc dù không ai có thể khuyên Dreamworld tiến hành một sự thay đổi
mạnh mẽ và mạo hiểm, nhưng Dreamworld cũng nên nhìn nhận lại những
gì công ty đang cung cấp cho các khách hàng của mình và từ đó cố gắng cải
tiến tốt hơn. Các nghiên cứu tập trung vào các nhóm và các cuộc tư vấn
khách hàng có thể giúp công ty có được một cái nhìn sâu sắc hơn về vị trí
của mình vào thời điểm hiện tại, tuy nhiên, việc quyết định xem công ty sẽ
tiếp tục đi về hướng nào hoàn toàn tùy thuộc vào công ty. (Quy trình thành
công TEFCAS sẽ rất hữu ích trong tình huống trên, xem chương 3).
Hai Bản đồ Tư duy có thể giúp Dreamworld. Một Bản đồ Tư duy có thể
giúp công ty nhìn nhận vị trí của mình ở thời điểm hiện tại. Như là một bài