BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 123

và bạn sẽ bắt đầu thực hiện như thế nào. Sau đó bạn có thể dán bản Bản đồ
Tư duy tổng kết lên tường để mục tiêu mới luôn thường trực trong tâm trí
của mỗi thành viên trong nhóm.

Để có thêm lời khuyên về sử dụng Bản đồ Tư duy trong thuyết trình, hãy
xem thêm chương 7

Kiểm soát khủng hoảng

Người lãnh đạo nào cũng phải đối mặt với khủng hoảng trong một thời
điểm nào đó. Có thể bạn phải giải quyết một thất bại do năng lực kinh
doanh yếu kém hay sự sụp đổ của hệ thống vào một thời điểm quyết định
trong chu kỳ kinh doanh. Cũng có lúc bạn phải có trách nhiệm thông báo sa
thải nhân viên – đây có lẽ là một thử thách gay go nhất mà một người quản
lý phải trải qua, đặc biệt là nếu như những nhân viên đó phải chu cấp cho
cả gia đình.

Tuy nhiên, thất nghiệp là một thực tế của cuộc sống. Vào năm 2002, 1,3
triệu công nhân của 500 công ty đã bị sa thải, điều này cho thấy không chỉ
những công ty nhỏ mới phải chịu rủi ro từ những biến động thất thường của
nền kinh tế.

Thông tin bị sa thải không những tác động tới người bị mất việc mà còn tác
động đến những người còn lại trong nhóm. Tạo một Bản đồ Tư duy về
nhóm và đặt những thành viên chủ chốt ở những nhánh chính. Bằng cách
này bạn có thể đoán trước được phản ứng của họ trước thông tin bị mất
việc. Bạn sẽ phải dựa vào những người này để khuyến khích cả nhóm, do
đó chú ý đến cảm xúc của họ là rất quan trọng.

Chuẩn bị cho việc sa thải

Trước khi công bố tin tức, tìm hiểu xung quanh xem có công việc nào khác
trong hay ngoài công ty hay không. Nếu có, hãy tạo ra Bản đồ Tư duy để
xem công việc nào thích hợp với năng lực và sở thích của từng người. Hãy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.