chắc chắn là bạn đã chuẩn bị cho một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành
với những con người sắp mất việc và họ sẽ hiểu được tại sao bạn lại hành
động như thế. Trong suốt cuộc nói chuyện, hãy đảm bảo là hai người giữ
được thái độ tôn trọng lẫn nhau và nhân viên hiểu được đây là một quyết
định thuần túy mang tính chất công việc chứ không hề mang tính chất riêng
tư. Cuối cùng, hãy tạo ra trước Bản đồ Tư duy về tình huống sắp xảy ra để
có thể phản ứng một cách bình tĩnh và khôn ngoan.
Sa thải
Mỗi người có phản ứng khác nhau với việc bị sa thải. Nếu một người đã
từng nghĩ tới chuyện bỏ việc, họ có thể coi đó là một cơ hội hơn là một
cuộc khủng hoảng; với người khác, thông tin này có thể làm cho họ quẫn
trí, chán nản và vỡ mộng về năng lực của chính mình.
Giữ thế chủ động trong khủng hoảng
Nếu bạn đang sử dụng cơ chế thành công TEFCAS (xem chương 3), bạn sẽ
không nản lòng khi bước đầu mọi việc không diễn ra như ý muốn. Thay
vào đó, bạn sẽ biết phải phân tích tình hình và đưa ra một số điều chỉnh
trước khi nó diễn ra.
Tương tự như vậy, trong cuộc khủng hoảng bạn chỉ cần suy nghĩ và hành
động nhanh chóng, sáng tạo và linh hoạt. Một cách chắc chắn để giúp bạn
hành động với độ chính xác, sự tập trung và năng lượng cao trong khi làm
việc là sử dụng Bản đồ Tư duy. Nhờ đó, bạn sẽ kiểm soát được tình huống
chứ không để nó kiểm soát bạn.
KHỦNG HOẢNG KHI TỔ CHỨC HỘI NGHỊ
Hãy tưởng tượng bạn là giám đốc một công ty chuyên tổ chức các sự kiện.
Vào ngày trước lúc diễn ra hội thảo quan trọng nhất trong năm, bạn được
tin hai người dẫn chương trình nổi tiếng của công ty bị ốm. Họ là những