BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 170

như tổ chức. Do vậy, vì quyền lợi của mình thì cả lãnh đạo cũng như thành
viên nhóm cần phải giải quyết vấn đề chèn ép trong công việc.

Sau đó, tôi tập hợp cả hai bên lại và chúng tôi so sánh Bản đồ Tư duy của
họ về người đàn ông này. Thật đáng ngạc nhiên, chúng khá ăn khớp nhau,
và vấn đề ở đây là người quản lý và nhân viên của ông ta chưa hiểu nhau.
Nhân viên nhận ra rằng thực chất ông ta là một ông chủ tuyệt vời, và người
quản lý cũng hiểu ra là trong tương lai sẽ tỏ ra thân thiện hơn với nhân
viên.

Rõ ràng, chèn ép luôn tồn tại trong công sở và, nếu những chiến lược vạch
ra ở đây không giải quyết được vấn đề, khi đó cần đưa ra cách hành động
phù hợp. Tuy nhiên, có những lúc chèn ép chỉ là một trạng thái tinh thần,
hoặc là do việc nhận thức sai một tình huống, hoặc bắt nguồn từ tự kỷ ám
thị (xem trang 187)

Theo câu chuyện trên, việc nhận thức được rằng hành vi chèn ép có thể
không do chủ tâm là quan trọng – trên thực tế, như trong trường hợp này
người ta có ý định hoàn toàn ngược lại. Vấn đề thường nằm ở nhận thức và
việc thiếu sự trao đổi rõ ràng. Thông qua việc thường xuyên tạo lập Bản đồ
Tư duy trong nhóm, bạn có thể nhận biết và giải quyết bất cứ vấn đề thực tế
nào, thậm chí những nhận thức sai lầm có thể bị dập tắt ngay khi mới manh
nha, trước khi chúng lan truyền và trở nên quá nghiêm trọng. Nếu bạn còn
nghi ngờ những vấn đề khác, thì bạn nên tiếp xúc với người có liên quan và
thử xem những nghi ngờ này có đúng hay không.

Chèn ép nơi công sở

Nếu bạn hay một người bạn hoặc một người nào đó trong gia đình bạn đã
từng nghe chính mình nói bất cứ câu nào dưới đây, thì có thể bạn đã trở
thành nạn nhân của sự chèn ép trong công việc:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.