Đàm phán hiệu quả với Bản đồ Tư duy
Từ trước tới nay, đàm phán luôn được xem là chuyện thắng bại giữa “họ và
ta”, “liên hiệp và quản lý”. Những người tham gia một buổi đàm phán với
những danh mục đòi hỏi chuẩn bị sẵn và chắc chắn sẽ giận dữ và vỡ mộng
khi chẳng đòi hỏi nào trong danh sách của họ được đáp ứng. Trong trường
hợp cả hai bên đối tác cùng bước vào đàm phán với tâm thế như vậy, may
mắn lắm thì vấn đề được giải quyết một phần, không thì chẳng bên nào
thấy hài lòng.
Một cuộc họp sử dụng Bản đồ Tư duy
Ban tài chính ở vịnh Bahrain đã đề nghị tôi giúp họ phát triển một số dự án
lớn mới, trọn gói từ đầu tới khi toàn bộ kiến trúc thành phố đã hoàn thành.
Họ mời tôi đến Bahrain để tham quan công ty, xem xét dự án chiến lược
của họ để tôi có thể quyết định có muốn làm việc với họ không. Sau ba
ngày tìm hiểu, trao đổi thông tin về nhau, chúng tôi tiến tới đàm phán. Tất
nhiên, mục tiêu căn bản của mọi cuộc đàm phán là tiến tới một thỏa hiệp
thỏa mãn cả hai bên và đảm bảo lợi ích từ trước mắt đến lâu dài.
Chúng tôi đều nhận thấy đàm phán truyền thống dài dòng và kém hiệu quả
nên chúng tôi dùng Bản đồ Tư duy vạch ra những gì mình muốn. Chúng tôi
đều đồng ý rằng chừng nào chưa vạch ra được những gì mình muốn từ đối
tác thì chưa thể đàm phán được. Sau khi hoàn thành bản đồ, ông ta bắt đầu
nói cho tôi những gì ông ta muốn. Một điều đáng kinh ngạc là tôi chẳng thể
nói được gì khi đến lượt tôi trình bày về những gì tôi muốn. Bản đồ của
chúng tôi gần như quá rõ ràng. Như vậy, Bản đồ Tư duy giúp chúng tôi
đàm phán dễ hơn vì chúng tôi đều nhận ra chúng tôi có những đòi hỏi như
nhau.
Việc chuẩn bị trước một danh mục các đòi hỏi như thế thực ra lại phá hủy
hết những suy nghĩ sáng tạo. Nó chẳng khác nào một loạt những rào chắn
cản đường vào ra của một thành phố. Với Bản đồ Tư duy, bạn lại có thể