BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG CÔNG VIỆC - Trang 92

Tốt nhất là tìm được một người trước kia đã từng làm tại khách sạn và vẫn
biết rõ hiện tại khách sạn đang được quản lý như thế nào. Lắng nghe, đặc
biệt chú ý tới những lời phê bình hay khen ngợi; đó có thể là những thông
tin hữu ích cho các câu hỏi trong cuộc phỏng vấn của bạn.

Bước tiếp theo là đi đến khách sạn. Như là một phần chuẩn bị thực tế cho
cuộc phỏng vấn, bấm thời gian cho chuyến đi từ nhà bạn đến khách sạn.
Gọi một tách cà phê ở tiền sảnh. Chú ý tới những người đi ra vào. Khách
hàng chủ yếu là ai? Khách du lịch hay là doanh nhân?

Nghiên cứu đội ngũ nhân viên. Họ có chuyên nghiệp, thân thiện, tỏ ra sẵn
sàng giúp đỡ người khác không? Bạn được phục vụ như thế nào? Bạn phải
đợi bao lâu cho một tách cà phê? Cà phê bạn uống có ngon không? Bạn có
phải yêu cầu thêm gì không? Kem hay đường chẳng hạn? Hãy để ý đến
những chi tiết đó, luôn lưu tâm đến chuyện có thể cải tiến tốt hơn lĩnh vực
nào không? Dịch vụ, thái độ, cách cư xử?

Khi bạn về nhà, hãy bổ sung tất cả thông tin vào Bản đồ Tư duy của bạn.
Quá trình này sẽ giúp cho bạn tập trung hoàn toàn vào khách sạn trên góc
độ điểm mạnh, điểm yếu, cũng như giúp bạn hiểu khách sạn đang ở đâu
trên thị trường và ai những là đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh.

Từ Bản đồ Tư duy đó sẽ nảy ra những điều mà bạn muốn hỏi trong cuộc
phỏng vấn. Nó cũng sẽ giúp bạn chuẩn bị một số câu trả lời cho những câu
hỏi mà bạn nhiều khả năng gặp trong cuộc phỏng vấn. Thêm nữa, một Bản
đồ Tư duy như thế sẽ giúp bạn trong phần chuẩn bị thực tế – ví dụ như mặc
đồ gì sẽ phù hợp nhất trong ngày phỏng vấn.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn

Phỏng vấn là một quy trình và, cũng giống như một bài thi, một khi bạn đã
làm một vài lần, bạn sẽ quen với chuyện hội đồng phỏng vấn mong đợi
những gì từ bạn, và thành thạo hơn trong việc thể hiện điều đó. Và bạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.