do tự hắn đặt; Dận Tự bị cải danh thành “A kỳ na” (tiếng hán là cẩu), cải
danh con trai hắn Hoằng Trú là “Bồ Tát Bảo” ; ngày 14/5, đem Dận Đường
đổi tên là “Tắc Tư Hắc”. (tiếng hán là heo)
Ung Chính năm thứ tư, ngày 17/5, Ung Chính triệu kiến chư vương đại
thần, dùng trường thiên chỉ dụ (chỉ dụ dài cả ngàn từ), liệt kê tội trạng của
đám người Dận Tự, Dận Đường, Dận Trinh.
Ung Chính năm thứ tư, ngày mùng 1/6, Ung Chính đem tội trạng của
đám Dận Tự, Dận Đường, Dận Trinh bố cáo cả nước, tấu nghị tội trạng của
Dận Tự bốn mươi khoản, nghị tội trạng Dận Đường hai mươi tám khoản,
nghị tội trạng của Dận Trinh mười bốn khoản.
Ngày 27/8 cùng năm, Dận Đường vì đi tả chết tại Bảo Định. Sau đó
không lâu, ngày mùng 8/9, Dận Tự cũng vì bệnh nôn mửa mà chết tại nơi bị
giam cầm.
***
Giữa đêm mùa thu, bầu trời đầy sao, từng đợt gió mát dịu nhẹ, hiu hiu
thổi ám hương lưu động vấn vương cả phòng, một thoáng làm lòng người
mê mẩn. Điềm Nhi cảm giác được hai bàn tay phủ trên bờ vai mình, không
khỏi khẽ mỉm cười, quay người lại, chui vào trong lồng ngực kia.
Lồng ngực Dận Chân rung rung, hình như là tiếng cười truyền đến, mặc
dù Điềm Nhi không biết hắn cười điều gì, nhưng đoán được mười phần là
có liên quan đến mình. Hai vợ chồng vuốt ve nửa ngày, Dận Chân bỗng
nhiên mở miệng nói tới một chuyện: “Hoằng Đán năm nay cũng đã mười
bốn tuổi, nên đến lúc nạp đích phúc tấn rồi.”
Đối với chuyện này, Điềm Nhi tất nhiên là không hề có ý kiến, chuyện
này từ mấy năm trước nàng đã bắt đầu để ý, có điều Hoằng Đán là trưởng
tử của Dận Chân, mặc dù còn chưa chính thức được phong Thái tử, nhưng
tất cả mọi người đối với việc thằng bé sẽ kế thừa ngôi báu, trong lòng đều