30
Nếu trước đây người ta nói với Jean-Marie rằng sẽ có ngày anh rơi vào
một làng quê hẻo lánh xa trung đoàn của mình, không tiền bạc, không thể
liên lạc được với những người thân của mình, không biết họ vẫn khỏe mạnh
ở Paris, hay là như biết bao nhiêu người khác đã bị vùi xác trong một hố
đạn trái phá ven đường, nhất là nếu người ta nói với anh rằng, tuy nước
Pháp bại trận, anh vẫn tiếp tục sống và thậm chí còn có những khoảnh khắc
hạnh phúc, anh sẽ không tin. Thế nhưng sự thể lại là như vậy. Trạng thái
trọn vẹn dù là của một thản họa, cái sự không thể vãn hồi của nó, chứa
đựng một sự cứu vớt, giống như một số loài cá dữ cung cấp chất giải độc,
tất cả những nỗi đau của anh đều không thể chữa lành được. Anh không thể
làm gì để phòng tuyến Maginot không bị bao vây hoặc bị phá vỡ (người ta
không biết chính xác thế nào), để hai triệu lính không bị bắt làm tù binh, để
nước Pháp không bị thua trận. Anh không thể làm cho bưu điện, máy điện
báo hay điện thoại hoạt động, cũng không thể kiếm được xăng hay là một
cái ô tô để đi ra tận nhà ga cách đó hai mươi mốt cây số, vả lại ở đó các
đoàn tàu cũng chẳng đi qua nữa vì tuyến đường đã bị phá hủy. Anh không
thể đi bộ đến tận Paris vì anh đã bị thương nặng và chỉ mới bắt đầu ngồi
dậy được. Anh không thể trả tiền các chủ nhà của mình vì anh không có
tiền và không có cách nào kiếm được tiền. Tất cả những điều đó đều quá
sức anh; vì thế anh phải bình tĩnh ở lại nơi anh đang ở và chờ đợi.
Cái cảm giác phụ thuộc tuyệt đối trước thế giới bên ngoài này đem lại
một sự thanh thản nào đó. Anh thậm chí không có quần áo của mình: bộ
quân phục bị rách, bị cháy nhiều chỗ của anh không thể dùng được nữa.
Anh mặc một chiếc sơ mi màu kaki và chiếc quần dự trữ của một trong
những thanh niên trong trang trại. Anh đã mua giày gỗ ở thị trấn. Tuy vậy
anh đã xin giải ngũ được khi vượt giới tuyến một cách bất hợp pháp và đưa
ra một địa chỉ giả; vậy là anh cũng không lo bị bắt làm tù binh nữa. Anh
vẫn sống ở trang trại, nhưng từ khi khỏi bệnh, anh không ngủ trên chiếc sập