BẢN GIAO HƯỞNG PHÁP - Trang 240

thúc lễ mi-xa cho tới khi bắt đầu ăn trưa. Họ không đọc sách. Khi bà già
Angellier thấy một cuốn sách trên tay Lucile, bà nhìn cô chăm chú với vẻ
sửng sốt, chê bai: “Kìa? Cô đọc đấy à?” Bà có một giọng nói nhẹ nhàng và
tao nhã, êm ái như tiếng đàn hạc: “Vậy cô không có việc gì để làm sao?”
Họ không làm việc: đó là ngày Chủ nhật của lễ Phục sinh. Họ không nói
chuyện. Giữa hai người đàn bà này, mỗi chủ đề nói chuyện đều giống như
một bụi cây gai góc; đến gần đó là họ phải thận trọng; thò tay vào đó là họ
có thể bị thương. Cứ mỗi một lời nói lọt vào tai lại thức dậy trong lòng bà
Angellier ký ức về một cái tang, một vụ kiện của gia đình, một mối thiệt
hại ngày trước mà Lucile không biết đến. Sau mỗi một câu nói buông ra
miễn cưỡng, bà đều dừng lại và nhìn con dâu với vẻ phân vân, đau đớn và
sửng sốt, như thể bà đang nghĩ: “chồng cô ta bị bọn Đức bắt làm tù binh,
thế mà cô ta vẫn có thể thở được, cử động được, nói, cười được? Lạ nhỉ...”
Bà gần như không chịu thừa nhận rằng vấn đề giữa họ là Gaston. Giọng nói
của Lucile không bao giờ vừa phải đúng mực cả. Có những lúc bà cảm thấy
nó quá buồn bã: cô ta nói về một người chết hav sao? Vả lại, nghĩa vụ làm
vợ của cô ta, nghĩa vụ của một người vợ Pháp, là phải dũng cảm chịu đựng
sự chia ly chứ, giống như chính bà đây, bà Angellier, bà đã từng chịu đựng
điều đó hồi năm 1914 - 1918 ngay sau hoặc gần như là ngay sau lễ cưới của
bà. Nhưng khi Lucile khẽ nói những lời an ủi, hy vọng, thì “A, rõ ràng là cô
ta chưa từng bao giờ yêu chồng cả,” bà mẹ cay đắng nghĩ, “ta đã luôn luôn
ngờ vậy mà. Bây giờ thì ta thấy rồi, ta tin chắc rồi... Cái giọng điệu không
lẫn vào đâu được. Đây là một con người có bản tính lạnh lẽo và thờ ơ. Cô
ta thì chẳng thiếu gì hết, trong khi con trai ta, thằng con tội nghiệp của ta
thì...” Bà tưởng tượng ra trại giam, dây thép gai, bọn cai ngục, bọn lính
canh. Những giọt lệ dâng đầy đôi mát bà và bà nói bằng một giọng òa vỡ:

- Đừng nói đến nó...
Bà lấy trong túi ra một chiếc mùi soa sạch mỏng luôn luôn được dự trữ

để đề phòng trường hợp người ta nhắc đến những kỷ niệm về Gaston hay
đến những tai họa của nước Pháp, và bà khéo léo lau mi mắt bằng động tác
mà người ta dùng để thấm một vệt mực bằng góc của một tờ giấy thấm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.