đều được trình diễn bằng tiếng Ý vốn khó nghe và nhịp điệu cũng
khá chậm rãi. Không những thế, khán giả phải mặc trang phục lịch
sự khi đến xem và phải tuyệt đối giữ im lặng. Tuy nhiên, càng
thưởng thức, khán giả sẽ càng bị lôi cuốn và sẽ cảm nhận được sức
hút mãnh liệt của opera.
Thế nhưng, đa phần mọi người sau khi xem xong một hai phần
của một vở opera sẽ cho rằng “chắc hẳn nó không hợp với mình” và
từ bỏ. Xét ở góc độ này, opera là môn nghệ thuật đòi hỏi ở người nghe
sự kiên trì và khả năng cảm thụ âm nhạc, và ở Ban Ki Moon người ta
thấy rõ hơn hết điều này. Ông luôn tâm niệm rằng nhà ngoại
giao giỏi cần phải có con mắt nghệ thuật. Và ông đã từng bước đến
với thế giới nghệ thuật. Dù đó là một thế giới vô cùng mới mẻ với
ông nhưng một khi bước vào rồi, như một lẽ tự nhiên, bản thân ông
nảy sinh những ý tưởng hành động với tư cách của một nhà ngoại giao
đích thực. Ở Viên có rất nhiều du học sinh Hàn Quốc theo học
ngành âm nhạc. Ban đầu, ông cũng nghĩ rằng các du học sinh này
hẳn là gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Nhưng sau khi tiếp
xúc với họ, ông mới phát hiện ra mình đã nhầm. Ngoài giờ học ở
trường, các du học sinh phải tham gia thêm các khóa phụ đạo với học
phí tốn kém khiến cho nhiều người trong đó không đủ điều kiện
trang trải.
Để giúp đỡ những sinh viên này phần nào, Ban Ki Moon nảy ra ý
tưởng làm cầu nối cho các du học sinh Hàn Quốc với các nghệ sỹ
nổi tiếng của Áo. Và ông là người đã giữ vai trò chủ đạo trong việc
thành lập dàn nhạc Hàn Quốc – Áo. Lúc bấy giờ, có nhiều ý kiến
chỉ trích cho rằng những sáng kiến này sẽ chẳng đi đến đâu nhưng
thực tế hiện nay cho thấy để được tham gia vào dàn nhạc, bạn phải
đối mặt với rất nhiều đối thủ đáng gờm.
Đối với một người từng không có khái niệm gì về âm nhạc lại
bước chân vào thế giới âm nhạc trọn vẹn và được Ngoại trưởng Mỹ