BAN KI MOON HÃY HỌC NHƯ THẰNG NGỐC VÀ ƯỚC MƠ NHƯ THIÊN TÀI - Trang 136

Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo được ký kết năm 1970 giữa Mỹ

và Nga với mục đích dự phòng chiến tranh hạt nhân. Theo Hiệp ước
này, hai nước Mỹ và Nga đã thỏa thuận không tổ chức hệ thống
phòng ngự bằng tên lửa đạn đạo và không sở hữu trên 100 tên lửa.
Đây là ý tưởng nhằm ngăn chặn việc một phía nào tấn công trước
hòng đề phòng sự tấn công phục thù của đối phương nếu như giới
hạn hệ thống tên lửa đạn đạo vốn có khả năng vũ trang hóa bằng
các tên lửa khác trên không trung. Nhưng vào năm 2000, dự báo khả
năng bị Bắc Triều Tiên, Iraq… tấn công, Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước
này và phát động Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia Hoa Kỳ
(NMD, National Missile Defence). Vấn đề là nếu như Hàn Quốc

ng hộ Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo thì điều đó đồng nghĩa với

việc phản đối Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Hoa Kỳ.
Các cơ quan ngôn luận của Mỹ như tờ New York Times đã đồng loạt
đưa tin Hàn Quốc đã quay lưng với Mỹ và bắt tay với Nga. Sự việc
này đủ gây hiểu lầm cho phía Mỹ mặc dù chính phủ Hàn Quốc
không có ý định như thế. Đáng lý ra Bộ Ngoại giao đã phải xem xét
tình hình chính trị quốc tế một cách thấu đáo trước khi soạn thảo
tuyên ngôn chung giữa hai nước Nga và Hàn Quốc.

Tổng thống Kim Dae Jung đã phải gấp rút gặp mặt Tổng thống

Mỹ Bush để xin lỗi về vấn đề này. Và chính phủ phải thực hiện việc
quy trách nhiệm cho Bộ Ngoại giao để thể hiện mối quan hệ giữa hai
nước Hàn – Mỹ không có gì thay đổi. Ban Ki Moon chính là người bị
quy trách nhiệm và buộc thôi việc. Xét trong tình huống này, việc bị
buộc thôi việc là hợp lý nhưng hơn hết, Ban Ki Moon là người làm
việc hết mình và ưu tiên công việc hơn cả bản thân mình. Vì thế,
ông đã trải qua một cú sốc nặng nề.

Và Ban Ki Moon đã không thể giấu được tâm trạng rối rắm của

mình trong cú sốc này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.