của nạn nhân thì còn dễ hiểu, nhưng cụm từ “chứng tự ti ẩn hình”
này thì chưa từng nghe qua. “Người mà các điều kiện bên ngoài đều rất
ưu việt, nhưng trong nơi sâu kín trong lòng lại cất giấu tâm trạng tự ti khó
có thể nói ra với người khác. Chứng bệnh này trong tâm lý học được đặt tên
là “chứng tự ti ẩn hình”
. Nếu như anh để tâm quan sát nhóm người trong cuộc sống hiện thực,
sẽ phát hiện ra có loại người như vậy, điều kiện của chính anh ta hơn hẳn
hoàn cảnh ở xung quanh anh ta. “Hoàn cảnh”
được nhắc tới ở đây bao gồm người bạn đời, sự nghiệp, mối quan hệ xã
hội, vv... ở trong tình hình bình thường, mọi người đều cảm thấy loại người
này thiếu sự cầu tiến, không theo đuổi gì cả, trên thực tế họ thường chính là
những người mắc “chứng tự ti ẩn hình”
. Họ có sự khiếm khuyết nào đó mà người khác không hề hay biết, và sự
kỳ vọng của nhóm người xung quanh lại khiến họ sợ hãi thể hiện loại khiếm
khuyết này ra, từ đó hình thành một thứ tâm trạng tự ti cất giấu nơi sâu kín
trong lòng, tương phản mạnh mẽ với biểu hiện rực rỡ sáng chói bên ngoài.
Dưới sự thao túng của loại tâm trạng này, họ sẽ tự hạ thấp mình, hòa nhập
vào hoàn cảnh kém hơn không phù hợp với điều kiện của mình. Bởi vì
trong hoàn cảnh thấp kém này, họ càng có được cảm giác an toàn.”
Mọi người ngồi đây đều gật đầu, hiểu được hàm nghĩa của “chứng tự ti
ẩn hình”
. Nhưng Hoàng Kiệt Viễn ngay sau đó liền thể hiện ra sự nghi ngại:
“Tên hung thủ đó chỉ là muốn tìm kiếm một mục tiêu gây án, điều này
không được coi là sự giao lưu bình thường, có thể dùng lý luận “chứng tự ti
ẩn hình”
để phân tích hắn được không?”