Nhưng cùng với sự phát triển nhanh chóng của bất động sản trong vài năm
trở lại đây, tiểu khu Lai Nhân Uyển được xây dựng thời đó giờ đã trở nên
lạc hậu, thể hiện rõ nhất là vị trí đỗ xe. Năm đó nhà đầu tư rõ ràng không
thể ngờ được lượng xe hơi gia đình chỉ vài năm sau lại phổ biến đến thế,
cho nên “nhà để xe”
lúc đó thực ra là chỉ thiết kế cho xe đạp. Chia tầng 1 của tòa nhà thành
một dãy “lồng chim”
, mỗi ô chừng bảy, tám mét vuông, mỗi hộ trong tòa nhà được một gian.
Đối với Hoàng Kiệt Viễn, sau khi ông mua xe hơi, “nhà để xe”
đã mất đi tác dụng thực tế. Cho nên, cũng giống như nhiều gia đình
khác, “nhà để xe”
cuối cùng trở thành “nhà kho”
để những đồ tạp vặt. Gần đến trưa, trong tiểu khu khá vắng vẻ, có một
nam một nữ đang tiến vào cổng khu. Người phụ nữ đó gật đầu chào với
người gác cổng, xem ra có vẻ như là người sinh sống ở đây. Người phụ nữ
ngoài 30 tuổi, ăn mặc ngọn gàng, không trang điểm. Tay phải của cô xách
một chiếc túi nilon, trong túi chứa đầy đồ ăn và rau xanh, xem ra vừa mới đi
chợ về. Đi theo phía sau cô là một người thanh niên đẩy chiếc xe ba bánh.
Qua cơ thể rắn rỏi, làn da đen nhẻm và cách ăn mặc, người này chắc là
nông dân làm 143 việc chân tay. Trên xe ba bánh là mấy sọt táo tươi ngon,
đã chứng thực sự suy đoán của anh. “Ồ, chị mua táo à!”
Người gác cửa cười hỏi người phụ nữ. “Đúng vậy, táo vừa ngon vừa rẻ,
nên tôi mua nhiều một chút, còn đưa đến tận nhà. Lát nữa đưa cho cậu nếm
thử nhé.”
Người phụ nữ nói rành rọt, có vẻ rất thoải mái. “Ôi, chị đừng khách sáo
thế.”